Làm sao để năm học mới không còn áp lực điểm số?

(Dân trí) - Thống kê chứng minh rằng, thế giới ngày nay những người thành đạt thường không phải học sinh giỏi nhất, và những người có thành tích tầm trung như đứng thứ 7 đến thứ 17 lại có nhiều khả năng thành công lớn trong tất cả các khía cạnh hơn. Vậy có nên hay không dùng điểm số để đo năng lực của trẻ?

Định nghĩa về đứa trẻ thành công

Tại Việt Nam, hầu hết phụ huynh đều mong muốn con trở thành người thành công với định nghĩa chung chung như con ngoan, học giỏi, biết vâng lời cha mẹ, sau này trưởng thành biết kiếm tiền tự lo cho gia đình và cuộc sống.

Các kết quả thi cuối kỳ ở trường thông thường sẽ được dùng làm thang đo đánh giá năng lực và các chỉ số “thành công” sau này của trẻ. Những đứa trẻ học chưa tốt sẽ bị coi là chưa thực sự thông minh.

Làm sao để năm học mới không còn áp lực điểm số? - 1
Kết quả bài thi có phải là thước đo thành công của trẻ?!

Trên thực tế, theo T.S Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện quản lý giáo dục cho biết: “Chúng ta đã nhận thấy không ít trường hợp đứa trẻ sau 20 năm hưởng thụ sự giáo dục như trên, đúng theo mong ước của bố mẹ, học giỏi, thành tích cao, biết đi làm kiếm tiền, nhưng lại kém đột phá, bị động trong mọi quyết định và hành động.”

Thống kê cũng chỉ ra, thế giới ngày nay những người thành đạt thường không phải học sinh giỏi nhất, và những người có thành tích tầm trung như đứng thứ 7 đến thứ 17 lại có nhiều khả năng thành công lớn trong tất cả các khía cạnh hơn.

Học sinh có điểm quá tốt thông thường cha mẹ các em và bản thân các em quá chú trọng thành tích mà bỏ qua các kỹ năng khác trong cuộc sống.

Làm sao để năm học mới không còn áp lực điểm số? - 2
Các bạn nhỏ khi quá tập trung chú trọng thành tích sẽ dễ bỏ qua các kỹ năng khác.

Điểm số thôi chưa đủ

Trên phương diện khoa học, T.S Học đặc biệt nhấn mạnh: Thước đo thành công của 1 đứa trẻ nói cách khác là thành quả giáo dục của ba mẹ không nên chỉ đo bằng điểm số học tập trên trường của con. Con nên có những kỹ năng khác nhau. Con có thể có những năng khiếu, sự đam mê khám phá những điều mới mẻ hơn mà những kiến thức trên trường học không có hoặc không khiến con hứng thú.

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu và chỉ ra mỗi đứa trẻ có 8 loại trí thông minh khác nhau. Mỗi đứa trẻ đều có ưu điểm riêng, cũng giống như mỗi phím nhạc chúng phát ra những âm sắc khác nhau, nếu yêu cầu con mình phải giống như những bạn bè khác đồng nghĩa với việc bạn đang giết dần tâm hồn của trẻ.

Bản chất của điểm số cũng chỉ để kiểm tra việc ôn luyện kiến thức và khả năng làm chủ tình hình của trẻ, chứ không đủ để đánh giá mức độ thành công của đứa trẻ sau này.

Làm sao để năm học mới không còn áp lực điểm số? - 3

Mỗi đứa trẻ đều có ưu điểm riêng, cần cá nhân hóa cách giáo dục và đánh giá năng lực mỗi em.

Phương pháp giáo dục vượt trội từ Hoa Kỳ

Tại các nước tiên tiến, giáo dục đang dần thay đổi. Trẻ em được học thêm nhiều kiến thức phong phú để phát triển đầy đủ khả năng thiên bẩm của mình, trong đó có bộ môn mang tên Fastrackids. Trước khi bắt đầu môn học, trẻ sẽ được làm một số bài kiểm tra về loại hình trí thông minh để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp. Sau đó các bạn nhỏ sẽ được thúc đẩy phát triển toàn diện các kỹ năng để vận dụng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung điểm số vào một số môn học, các bạn nhỏ tham gia chương trình Fastrackids sẽ được cung cấp các kiến thức toàn diện thông qua các môn học như: Toán Học, Văn học, Nghệ thuật, Khoa Học Trái Đất, Sinh Học, Công Nghệ Và Cách Vận Hành, Thiên Văn Học, Kinh Tế Học.... Với phương pháp zic zac kết hợp với việc học thông qua nghe, nhìn, chạm…. trẻ học được cách tiếp cận đa giác quan, kích thích tinh thần ham học hỏi và tạo hứng thú học tập cho trẻ.

Từ đó giúp trẻ trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nhằm phát triển cho trẻ khả năng tư duy sáng tạo, phân tích và xử lý tình huống, khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng lãnh đạo… đồng thời phát triển nhân cách, khơi gợi, nuôi dưỡng đam mê học tập cho trẻ từ nhỏ.

Làm sao để năm học mới không còn áp lực điểm số? - 4

Áp dụng thành công hơn 40 quốc gia trên thế giới, chương trình Fastrackids cho thấy, trẻ em trong độ tuổi đến trường, khi tham gia chương trình sẽ được phát triển vốn từ vựng và khả năng xã hội nhanh hơn tới 150% so với trẻ chỉ được giáo dục theo phương pháp truyền thống (Theo National Institue on Out of School Time – NIOST đánh giá).

Chị Mai Hoa, phụ huynh bạn Nhật Thu (6 tuổi) chia sẻ: Mình có tham gia một buổi học demo Fastrackids tại GLN và thấy rất bất ngờ. Bất ngờ vì phương pháp dạy dành cho các con giống hệt với những gì ngoài thực tế đang diễn ra. Ví dụ, các con học về kinh tế, ngoài những lý thuyết giải thích về hoạt động này, các con còn được tự mình lên hẳn một dự án kinh doanh bao gồm việc nghĩ ra sản phẩm, tạo ra sản phẩm đó, đặt giá bán, và thuyết trình về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.

Mình rất vui khi bé nhà mình, sau khi tham gia đã tự tin lên hẳn, và thậm chí còn đứng lên cùng các bạn thuyết trình về sản phẩm bằng tiếng Anh. Mình tin với phương pháp học này, con sẽ tiến bộ và tự tin hơn trong tương lai”.

Tại Việt Nam, GLN là đơn vị tiên phong giảng dạy khóa học Fastrackids bằng Tiếng Anh với 100% giáo viên nước ngoài. Tham gia khóa học, bé sẽ được “đắm mình” trong môi trường anh ngữ, phát huy các kỹ năng mềm cần thiết của một công dân toàn cầu và trau dồi để hoàn thiện hơn các kiến thức về văn hóa, khoa học và xã hội.

Nhân dịp năm học mới, GLN triển khai chương trình “Back to school – Tặng Free 1 khóa khi đăng ký 2 khóa học dành cho các em nhỏ. Chi tiết về chương trình Fastrackids và ưu đãi, phụ huynh xem thêm tại https://gln.edu.vn/fastrackids

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm