Làm cách nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Kiểm soát và bảo vệ trẻ một cách hiệu quả đồng thời hướng dẫn, giáo dục trẻ thói quen ứng xử văn minh, đúng mực khi sử dụng Internet.

Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, ngày càng có nhiều trẻ em tham gia mạng xã hội trực tuyến hay chơi các trò chơi hoặc tán gẫu, giao lưu bạn bè trên internet... Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các bậc phụ huynh và nhà trường trong việc đưa ra những biện pháp hiệu quả để kiểm soát và bảo vệ trẻ em khi các em tham gia không gian mạng, đồng thời hướng dẫn, giáo dục trẻ em thói quen ứng xử văn minh, đúng mực trong không gian mạng.


Các em học sinh lớp 4 tại BIS Hanoi đang được giáo viên hướng dẫn sử dụng internet để khai thác thông tin cho bài học.

Các em học sinh lớp 4 tại BIS Hanoi đang được giáo viên hướng dẫn sử dụng internet để khai thác thông tin cho bài học.

 

Theo ông Tim Gerrish, chuyên gia tư vấn về bảo vệ trẻ em ở Anh ICPA, việc đào tạo và hướng dẫn chính các bậc phụ huynh cũng như những nhân viên và giáo viên trong trường học về vấn đề bảo vệ trẻ em, đặc biệt trên không gian mạng internet là vô cùng cần thiết. Ông đã từng phối hợp cùng CEOP (Trung tâm Bảo vệ Trực tuyến và Chống lạm dụng lao động đối với Trẻ em) giảng dạy các hội thảo tập huấn về bảo vệ trẻ em trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. CEOP sau đó thuộc Cơ quan chống Tội Phạm Quốc gia của chính phủ Anh Quốc.

Đầu năm học vừa qua, ông Tim Gerrish đã được mời tới trường Quốc tế Anh Hà Nội hay còn được biết đến với tên BIS Hà Nội để đào tạo và hướng dẫn cho các nhân viên trong trường với nội dung trọng tâm về Những nguy cơ tiềm ẩn về lạm dụng trẻ em trực tuyến và 10 bước bảo vệ trẻ em trực tuyến. Theo ông, khi các bậc phụ huynh thấy trẻ em dành thời gian trên mạng, mối quan tâm đầu tiên của họ là làm sao bảo vệ chúng tránh khỏi nội dung không mong muốn trên web. Nhưng ngày nay, những nguy hiểm trẻ gặp phải từ việc tham gia các hoạt động trực tuyến phức tạp và khó kiểm soát hơn rất nhiều. Với sự phát triển của mạng xã hội, các em có thể dễ dàng tạo một tài khoản riêng và vô tình chia sẻ các thông tin cá nhân, kẻ xấu có thể dùng chính những thông tin tưởng chừng như vô hại đó để lợi dụng tiếp cận hay thực hiện mưu đồ xấu. Bên cạnh đó, danh tính và hình ảnh cá nhân của các em có thể bị nguy hại khi chia sẻ không đúng cách.


Học sinh cấp hai trong một giờ học ICT (Information and Communication Technologies) tại BIS Hà Nội.

Học sinh cấp hai trong một giờ học ICT (Information and Communication Technologies) tại BIS Hà Nội.

 

Trong buổi đào tạo, ông Tim đã chia sẻ câu chuyện có thực về một cô bé, bạn thân của con ông. Cô bé rất có tài năng nghệ thuật và sau nhiều vòng thi, đã được một trung tâm nghệ thuật có tiếng xem xét mời về. Cô bé gần như đã thuyết phục được các vị giám khảo khắt khe và dày dặn kinh nghiệm. Trong quá trình xét duyệt, một vị giám khảo đã tò mò tìm kiếm thông tin thêm về em trên internet trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi lẽ một khi được chọn, em cũng được coi là hình ảnh đại diện cho trung tâm nghệ thuật danh tiếng này. Thật không may, cô bé đã bị từ chối vì một tấm hình chụp chung với bạn bè với hình ảnh quậy phá tạo ấn tượng không tốt. Rõ ràng đó chỉ là cuộc sống riêng tư cá nhân, nhưng cũng từ chính những chia sẻ vô tư trên mạng, cô bé đã khiến những vị giám khảo có cái nhìn khác về em.

Ông Tim cũng đưa ra thêm 9 bước bảo vệ các học sinh khi các em tham gia không gian mạng mà các giáo viên và nhân viên trong trường có thể thực hiên bao gồm:

• Đảm bảo là trẻ nhận thức được các kiểm soát riêng tư trên các trang mạng xã hội.

• Thiết lập công cụ tìm kiếm an toàn và chế độ an toàn trên Google và YouTube cũng như các trang khác có chức năng tương tự.

• Dạy cho trẻ biết cách chặn một người nào đó trên các trang mạng xã hội.

• Nói chuyện với trẻ về những người bạn “trực tuyến” và những gì là phù hợp để chia sẻ.

• Khuyên nhủ trẻ không nên chia sẻ bất kỳ điều gì trên trực tuyến mà chúng không muốn chia sẻ khi nói chuyện trực tiếp.

• Đảm bảo là trẻ sẽ biết làm gì nếu một người nào đó trẻ không biết liên hệ với trẻ, ví dụ như báo cho bạn biết.

• Đảm bảo là trẻ nhận thức rằng người lạ có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên mạng và giả vờ là một người nào khác.

• Hãy khuyên trẻ tắt chế độ GPS (định vị) trên các thiết bị di động của trẻ.

• Hãy có mặt để hỗ trợ trẻ và khuyên nhủ trẻ về việc sử dụng internet.

Làm cách nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? - 3

Chuyên gia Tim Gerrish sẽ sớm trở lại trường BIS Hà Nội để tiếp tục đào tạo nhân viên, và nhà trường cũng có dự định mời ông thực hiện một buổi hội thảo tập huấn dành cho các bậc Phụ huynh để toàn thể cộng đồng trường đều hiểu rõ vai trò của mình trong vấn đề quan trọng này.

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm