Khuyến khích đào tạo nghề theo "đặt hàng" của doanh nghiệp
Ngày 26/4, Đoàn công tác của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội do bà Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn, đã đến tìm hiểu các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tìm hiểu mô hình đào tạo theo đơn “đặt hàng tại Trường cao đẳng Nghề công nghệ Đồng An. (Ảnh: Chí Tưởng/Vietnam+)
Đến thị sát công tác đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ Đồng An (đóng tại thị xã Dĩ An, Bình Dương), Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao mô hình dạy nghề tư thục theo công nghệ hiện đại và đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đây là mô hình đào tạo đúng nhu cầu thị trường lao động.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trên 19 lĩnh vực ngành nghề mà trường Cao đẳng nghề công nghệ Đồng An đang đào tạo là những nghề được các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao như cắt gọt kim loại, cơ điện tử, điện công nghiệp, điện tử và hàn, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, bảo trì thiết bị cơ điện, công nghệ ô tô, quản trị nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch.
Trong đó, bốn nghề đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm cắt gọt kim loại, cơ điện tử, điện công nghiệp và điện tử công nghiệp. Đây là những nghề có tỷ lệ tuyển dụng rất cao trong khối doanh nghiệp hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp Bình Dương.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định xu hướng đào tạo nghề có địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp là mô hình được khuyến khích trong thời gian tới.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu học nghề vẫn chưa tương xứng với nhu cầu tuyển dụng. Tỷ lệ học sinh thiếu "mặn mà" với vào trường nghề ngày càng gia tăng. Thực tế này khiến tỷ lệ học sinh vào học các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có trường phải “đắp chiếu” hay hoạt động cầm chừng vì không thu hút được học sinh.
Trong khi đó, có một nghịch lý khác đang tồn tại là: Hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương đang loay hoay tuyển dụng lao động và sau khi tuyển dụng phải tổ chức đào tạo lại tay nghề cho lao động để đủ điều kiện vào làm việc tại nhà máy.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá, hiện có một bất cập rất lớn là nguồn lao động tại Bình Dương chiếm đến gần 90% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, số ít có đào tạo nhưng sau khi tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Đây là bất cập cần có phương hướng giải quyết.
Thực tế các trường nghề ở Bình Dương phải “đắp chiếu,” do thiếu Ahuộng" bằng cấp, coi đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp.
Trong khi đó, những chính sách ưu đãi cho đào tạo nghề chưa đủ sức thuyết phục phụ huynh và học sinh một phần là do thiếu quy hoạch đào tạo và phân luồng học sinh, thậm chí có nơi đào tạo chưa đúng ngành, nghề có nhu cầu trên thị trường.
Sau sáu năm đi vào hoạt động, trường Cao đẳng nghề Đồng An chỉ thu hút được hơn 1.000 sinh viên và mới đạt tỷ lệ vận hành bằng 1/5 kế hoạch đào tạo của trường. Hiện hàng trăm học viên được đào tạo tại trường Đồng An theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp với số lượng "đầu ra" không đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên "đầu vào" của trường lại ngày càng giảm .
Đến thị sát công tác đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ Đồng An (đóng tại thị xã Dĩ An, Bình Dương), Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao mô hình dạy nghề tư thục theo công nghệ hiện đại và đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đây là mô hình đào tạo đúng nhu cầu thị trường lao động.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trên 19 lĩnh vực ngành nghề mà trường Cao đẳng nghề công nghệ Đồng An đang đào tạo là những nghề được các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao như cắt gọt kim loại, cơ điện tử, điện công nghiệp, điện tử và hàn, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, bảo trì thiết bị cơ điện, công nghệ ô tô, quản trị nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch.
Trong đó, bốn nghề đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm cắt gọt kim loại, cơ điện tử, điện công nghiệp và điện tử công nghiệp. Đây là những nghề có tỷ lệ tuyển dụng rất cao trong khối doanh nghiệp hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp Bình Dương.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định xu hướng đào tạo nghề có địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp là mô hình được khuyến khích trong thời gian tới.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu học nghề vẫn chưa tương xứng với nhu cầu tuyển dụng. Tỷ lệ học sinh thiếu "mặn mà" với vào trường nghề ngày càng gia tăng. Thực tế này khiến tỷ lệ học sinh vào học các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có trường phải “đắp chiếu” hay hoạt động cầm chừng vì không thu hút được học sinh.
Trong khi đó, có một nghịch lý khác đang tồn tại là: Hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương đang loay hoay tuyển dụng lao động và sau khi tuyển dụng phải tổ chức đào tạo lại tay nghề cho lao động để đủ điều kiện vào làm việc tại nhà máy.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá, hiện có một bất cập rất lớn là nguồn lao động tại Bình Dương chiếm đến gần 90% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, số ít có đào tạo nhưng sau khi tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Đây là bất cập cần có phương hướng giải quyết.
Thực tế các trường nghề ở Bình Dương phải “đắp chiếu,” do thiếu Ahuộng" bằng cấp, coi đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp.
Trong khi đó, những chính sách ưu đãi cho đào tạo nghề chưa đủ sức thuyết phục phụ huynh và học sinh một phần là do thiếu quy hoạch đào tạo và phân luồng học sinh, thậm chí có nơi đào tạo chưa đúng ngành, nghề có nhu cầu trên thị trường.
Sau sáu năm đi vào hoạt động, trường Cao đẳng nghề Đồng An chỉ thu hút được hơn 1.000 sinh viên và mới đạt tỷ lệ vận hành bằng 1/5 kế hoạch đào tạo của trường. Hiện hàng trăm học viên được đào tạo tại trường Đồng An theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp với số lượng "đầu ra" không đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên "đầu vào" của trường lại ngày càng giảm .
Theo Dương Chí Tưởng/Báo Vietnamplus