Khi các giáo sư mách nước cho sĩ tử!

Buổi tư vấn trực tuyến “Não khỏe vượt vũ môn” do báo điện tử Dân trí phối hợp với công ty Traphaco tổ chức ngày 13.5 vừa qua là sự kiện được nhiều bạn đọc đón đợi.

Tại buổi giao lưu trực tuyến, các GS.TS đầu ngành về thần kinh đã chuyển tải đến các bậc phụ huynh và thí sinh nhiều thông tin hữu ích nhằm giúp các em có được sức khỏe thể lực cũng như tinh thần tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào Trung học Phổ thông (lớp 10) và Tốt nghiệp Phổ thông Trung học (làm cơ sở để tuyển sinh đại học, cao đẳng) năm 2016.


Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn tặng hoa Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chu Quốc Trường - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (bên trái) và Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thông – Phó chủ tịch hội Thần kinh Việt nam (bên phải) tại buổi giao lưu trực tuyến tư vấn sức khỏe mùa thi

Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn tặng hoa Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chu Quốc Trường - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (bên trái) và Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thông – Phó chủ tịch hội Thần kinh Việt nam (bên phải) tại buổi giao lưu trực tuyến tư vấn sức khỏe mùa thi

Về nội dung, các câu hỏi chủ yếu xoay quanh các vấn đề về bệnh lý và tâm lý như thần kinh căng thẳng, đau đầu, khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, tinh thần mệt mỏi, học trước quên sau… đồng thời đề nghị các giáo sư cho biết phương pháp khắc phục cũng như chế độ dinh dưỡng mùa thi.

Về tâm lý, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thông, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam cho biết hầu hết các thí sinh dự thi không đạt kết quả như mong muốn thuộc về yếu tố áp lực tinh thần và bản lĩnh “trận mạc”. Trong khi đó, có tới 85% các sĩ tử trong giai đoạn ôn thi rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh

Về phía phụ huynh, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thông lưu ý: “Thi cử hiện nay không đòi hỏi những yêu cầu kiến thức quá cao mà chỉ cần những kiến thức cơ bản, nên đừng lo lắng quá, đừng gây áp lực cho con, tạo điều kiện cho con cảm thấy việc thi cử là việc bình thường, chỉ cần cố gắng trong khả năng của bản thân các em, động viên, khuyên các em có kế hoạch ôn thi cụ thể, khoa học. Và một điều nữa rất quan trọng là khuyến khích các sĩ tử học theo nhóm để khích lệ hoạt động của não bộ, các em sẽ cảm thấy đỡ buồn chán, đơn điệu, lạc lõng, sẽ phấn khích hơn, kết quả học tập sẽ tốt hơn”.

Đối với các sĩ tử, vị Giáo sư đầu ngành về thần kinh học cho biết: “Nguyên nhân chính khiến các sĩ tử hay quên, học không vào là do áp lực thi cử căng thẳng. Khi tiếp nhận các thông tin từ mắt và tai chuyển vào, não bộ hoặc phản ứng ngay hoặc phân tích và lưu trữ các thông tin đó. Do đó, việc các thông tin có được lưu trữ đầy đủ hay không phụ thuộc vào quá trình lặp đi, lặp lại nhiều lần.

Về phương pháp, GS Thông khuyên các em nên tập trung học vào buổi sáng, học theo từng chủ đề, nên gạch đầu dòng những ý chính cho dễ nhớ để từ đó phát triển theo chủ đề đó chứ không nên học thuộc lòng, học vẹt. Về chương trình, nên học hết môn này đến môn khác chứ không nên học nhiều môn cùng lúc vì như vậy, não bộ sẽ bị “nhiễu” thông tin.

Cuối buổi sáng, các em nên gấp sách để củng cố các kiến thức mình vừa học. Buổi trưa, nên để não nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Buổi chiều lại học theo phương pháp như buổi sáng sau đó nghỉ ngơi, thể dục thể thao, nấu ăn... tách rời hẳn sách vở.

Buổi tối nên suy nghĩ ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong ngày. Không nên học khuya quá, đừng tham lam học quá muộn sẽ gây quá tải, nhược não. Đấy là những liệu pháp cơ bản giúp trí nhớ phát huy hiệu quả nhất.

Cùng quan điểm với GS Thông, theo Thầy thuốc nhân dân Chu Quốc Trường (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec) những người trẻ tuổi mà đã có những triệu chứng đau đầu, không tập trung, hay cảm thấy mệt mỏi… là có dấu hiệu liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não. Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên, bạn cần quan tâm đến áp lực công việc hay học tập. Nếu có những áp lực nặng nề cần điều chỉnh ngay để tránh căng thẳng quá mức đồng thời bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Mặt khác, cần giữ gìn nâng cao sức khỏe chung, có chế độ luyện tập thường xuyên, dành tối thiểu 1 giờ cho việc luyện tập thể dục, trong đó chú ý đến các động tác thở, thở sâu, thở bụng để tăng tuần hoàn máu não.

“Cần chú ý đến giấc ngủ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nên có giấc ngủ trưa từ 15-30 phút. Bên cạnh đó, vấn đề dinh dưỡng cần được quan tâm, trong đó chú ý đến các thực phẩm tốt cho não, từ thịt, cá, rau quả tươi sạch”. PGS Chu Quốc Trường nói.

Để năng cao thể lực và tinh thần cho các sĩ tử, các giáo sư còn khuyến cáo các bậc phụ huynh tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của các em. Các chất tăng dinh dưỡng cho não có nhiều loại: loại giàu calo như cá, trứng, sữa, các loại đạm; các loại rau, hoa quả bổ sung vitamin...

Khi các giáo sư  mách nước cho sĩ tử! - 2

Cùng với chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia đầu ngành còn khuyên các em có thể dùng thêm một vài loại thuốc như hoạt huyết dưỡng não (Cebraton). Đây là thuốc Đông dược, được chiết xuất từ Đinh lăng và Bạch quả(dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO) giúp não hoạt động hiệu quả hơn.

PGS.Ts Chu Quốc Trường cho biết: “Đinh lăng là dược liệu trong nhóm thuốc bổ khí của Y học cổ truyền Việt Nam. Theo các kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng, Đinh lăng có tác dụng nâng cao tính thích ứng, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai, cải thiện tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cây Đinh lăng sẽ chống mệt mỏi, cải thiện trí nhớ”.

Theo các nhà dược học, hai thành phần Đinh lăng và Bạch quả khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng của thuốc, giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng lao động của não bộ. Do có nguồn gốc từ thảo dược nên sử dụng an toàn theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà chưa có hiệu quả, bạn nên đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa về thần kinh hoặc y học cổ truyền để có những tư vấn đầy đủ và chính xác hơn.

Nguyễn Hoàng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm