Khát vọng của những công dân toàn cầu "made in Vietnam"
Xuất phát điểm, nghề nghiệp khác nhau, nhưng những thanh niên Việt Nam làm IT hay Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT) khi đã quyết định lập nghiệp ở nước ngoài đều mang trong mình hoài bão lớn, trở thành công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam.
Đoàn Quang Hưng – dân chuyên sinh “rẽ ngang” sang… vẽ
Một năm trước khi tốt nghiệp Đại học CNTT, Đoàn Quang Hưng đã quyết định đăng ký học tại Arena lớp buổi tối. Đó đơn giản là cách để chàng trai sinh năm 1990 đến từ Hải Phòng thỏa mãn đam mê cá nhân, nhưng số mệnh lại đưa Hưng rẽ sang một lối đi hoàn toàn khác – trở thành một chuyên gia thiết kế đồ họa.
Arena là nơi đầu tiên Quang Hưng thử sức với Mỹ thuật Đa phương tiện
Nhớ lại quãng thời thời mới vào nghề, Hưng cho biết: “Ngày đầu bước chân vào nghề, mình ăn design, ngủ design. Ròng rã suốt hơn một năm kể từ ngày đầu biết dùng photoshop, mình mới kiếm được công việc thiết kế đầu tiên. Để có vị trí Designer hôm nay, mình đã gửi CV đi khắp các nước trên thế giới trong 2 năm, đã trải qua rất nhiều công việc lớn nhỏ khác nhau từ chụp ảnh kỷ yếu, ảnh cưới, ảnh em bé… Công việc nào cũng vô cùng đáng quý và mang lại cho mình nhiều vốn sống đáng trân trọng”.
Theo Hưng, để trở thành một Designer đẳng cấp, người làm nghề cần tới vẽ tay, nó sẽ tăng độ thẩm mĩ của các bản thiết kế lên rất nhiều. Tuy nhiên, vẽ không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của Designer mà còn cần óc thẩm mĩ, khả năng quan sát đánh giá, khả năng phối màu, tư duy bố cục, khả năng xử lý phần mềm đồ họa, sức sáng tạo và lòng đam mê. Nếu vẽ là một yếu tố mang tính năng khiếu bẩm sinh, thì những yếu tố trên, hoàn toàn có được do luyện tập chăm chỉ.
Quang Hưng trong một chuyến du lịch đến Paris (Pháp)
Đến nay, khó ai ngờ, một dân chuyên Sinh, từng đạt giải quốc gia và theo học ngành CNTT, một anh chàng mù tịt ngoại ngữ giờ thông thạo cả tiếng Anh, tiếng Nhật, hiện đang làm thiết kế chuyên nghiệp tại Công ty Naue GmbH, CHLB Đức.
Chia sẻ về công việc tại Naue GmbH, Hưng kể, cường độ công việc hàng ngày cao và ở một trình độ rất chuyên nghiệp. Đổi lại, Hưng được cùng làm việc với những con người rất tài giỏi, họ đến từ nhiều quốc gia chứ không chỉ mỗi tại Đức.
“Một số bạn bè anh chị cũng chạc tuổi mình thôi, nhưng kĩ năng và độ chuyên nghiệp của họ thì tuyệt vời, phải dành từ “talent” cho những con người này là chính xác nhất”, Hưng hào hứng nói.
Dù đôi lúc công việc có khó khăn, vất vả nhưng Hưng vẫn luôn giữ và nuôi nấng niềm say mê thiết kế. Quan trọng hơn, trở thành một công dân toàn cầu, ra nước ngoài làm việc và trải nghiệm đã không còn là giấc mơ viển vông đối với Hưng.
Khởi nghiệp ở thung lũng Silicon (Mỹ)
Khác trường hợp của Hưng, Triệu Quang Anh – chàng tai thuộc thế hệ 8x đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành IT tại Việt Nam và Úc chọn cho mình con đường đi gian truân hơn nhiều – lập nghiệp ở thung lũng công nghệ Silicon.
Song Quang Anh có cơ sở để tự tin khi chàng trai này và công ty của mình vừa chính thức được tập đoàn 500 Startups (http://500.co/) định giá 2,5 triệu USD và đầu tư 125.000 USD để đổi lấy 5% cổ phần. 500 Startups là một tập đoàn của Mỹ chuyên đầu tư vào các Startups (Khởi nghiệp) tiềm năng mà họ cho là có khả năng phát triển mạnh về sau.
Thành công bước đầu của Quang Anh khi lọt vào “mắt xanh” của 500 Startups
“Profile” của Quang Anh khá ổn khi đến nay anh đã kịp tích lũy cho mình tấm bằng cử nhân ngành CNTT tại Đại học Thủy Lợi, chứng chỉ chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Ấn Độ và bằng Thạc sĩ Tài chính quốc tế Đại học Deakin (Melbourne, Úc). Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Quang Anh phải nhắc đến mối nhân duyên với hệ thống đào tạo lập tình viên quốc tế Aptech Ấn Độ, bắt đầu bằng việc nhận học bổng của trường này.
Quang Anh cho biết: “Học tập ở Aptech giúp tôi có điều kiện làm quen sớm với môi trường làm việc quốc tế, đồng thời định hướng rõ hơn cho công việc sau khi ra trường. Có lẽ vậy, ý tưởng ra nước ngoài làm Startup cũng sớm được nảy nở trong tôi”.
Quang Anh hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình
Hiện, chặng đường của Quang Anh tại thung lũng Silicon mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều việc phải làm trước mắt với ngôi trường chuyên đào tạo lập trình của riêng mình. Nhưng với Quang Anh, điều quan trọng nhất là phải luôn tự tin vào chính bản thân mình và không bao giờ được sợ thất bại, không bao giờ được giả định mình không làm được hoặc mình sẽ làm không tốt mà điều đầu tiên nghĩ đến là phải thử sau đó là học hỏi.
Slogan tâm đắc của Quang Anh là "Learn to code, Create a Startup and Rule this world". Đây cũng chính là slogan của trường do Quang Anh và cộng sự quản lý, qua đó khuyến khích người học lập trình để khởi nghiệp và tạo ra những giá trị cho cuộc sống, không đơn thuần tìm cho mình một công việc.
Có thể nói, xu hướng toàn cầu hóa đang mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc và trở thành những công dân toàn cầu. Hệ thống giáo dục quốc tế như Arena, Aptech (Ấn Độ), Đại học Deakin (Úc) sẽ là nền tảng quan trọng góp phần trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho họ. Nhưng để thành công bền vững, yếu tố cốt lõi vẫn phải xuất phát từ tinh thần kiên định và khát khao chiến thắng bản thân.