Khai giảng vùng cao: Mù Cang Chải đội mưa đến lớp

Cách Hà Nội 352 km về phía Tây Bắc Việt Nam, ngôi trường chúng tôi đến thăm thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Nơi mà thỉnh thoảng lại được đưa tin về những trận lũ, sạt lở dữ dội, về cái nghèo đói của con người và sự nguy hiểm của địa hình miền núi.

Khai giảng vùng cao: Mù Cang Chải đội mưa đến lớp - 1

Cái duyên đưa chúng tôi đến thăm tụi nhỏ là từ chữ “thương”, mà đến tận nơi rồi, mới lại thành “xót”.

Khai giảng vùng cao: Mù Cang Chải đội mưa đến lớp - 2

Rời thị trấn và rẽ lên ngọn đồi để đến trường, con đường bình thường vốn đã gồ ghề khó đi giờ lại lầy lội bùn đất do mưa lũ để lại, mất hơn nửa tiếng để xe có thể đến được khu bán trú của trường. “Nhưng không phải học ở chỗ này đâu, các em toàn phải đi bộ lên hơn một cây số nữa mới đến lớp học đấy”, thầy Hiệu trưởng kể khi đón tiếp chúng tôi. “Mưa to thế này lát về các em cũng phải tự mà đi xuống đây chứ ai đưa, em có ô, em thì đầu trần chạy mưa về khu bán trú”, thầy cười nói. Mang tiếng chỗ ở cho học sinh bán trú, có gì đâu ngoài một dãy nhà cấp bốn cho giáo viên, một khu nhà hai tầng cũ kỹ cho học sinh.

Thầy kể, “thỉnh thoảng có mấy đoàn từ thiện gửi đồ lên đấy, nào là sữa, mì tôm, dầu ăn. Có đồ là mừng, em nào cũng làm luôn vài bịch sữa một ngày đến tội, tào tháo đuổi là tranh nhau phòng vệ sinh.” Thầy chỉ về phía khu nhà ở, chỉ có bốn nhà vệ sinh cho hơn bốn trăm học sinh cùng sử dụng, đến độ thầy phải huy động các giáo viên thay nhau dọn cho luôn được sạch sẽ.

Chúng tôi nhìn bọn trẻ thấy “thương”, mà các em gặp chúng tôi “vui” lắm

Thầy Nguyên, hiệu trưởng trường Tiểu học Xéo Dì Hồ, vốn là người gốc Thái Bình, đã gắn bó với Lao Chải hơn hai mươi năm, nhìn từng lứa từng lứa trẻ con nơi này cắp sách đi học. Điều kiện khổ sở và thiếu thốn đến vậy, mà trong từng câu chuyện của thầy, chúng tôi chỉ thấy được niềm vui trong ánh mắt khi kể về các em nhỏ người Mông gầy gò, đen nhẻm, nhỏ thó, chân trần leo đồi đi học mà nụ cười chẳng bao giờ thấy tắt trên môi.

“Các em này hay lắm, thích nhất là vụ hát hò. Cứ đến lúc cho hát là bảo nhau trèo hết lên bàn nhảy nhót cười đùa”, thầy cười vui thành tiếng, “mấy hôm trước bên Hòa Phát gửi cho bàn ghế mới, các em ngồi lọt thỏm mà đến giờ hát vẫn cứ trèo lên bằng được dậm chân giơ tay đến hồn nhiên. Nay gỗ Minh Long (https://gominhlong.com/) tặng chỗ bàn ghế này, các em bên điểm trường 2 tha hồ mà nhảy, hàn chết rồi chẳng sợ bung vít gãy dập”. “Bàn ghế rời, vừa kích thước cho học sinh tiểu học tự mang ra chùi rửa, xong ghép lại thành giường mà nằm”. Thầy Nguyên còn bảo: "Nhìn bàn ghế đẹp và chắc thế này chỉ muốn giữ lại, nhưng thôi ưu tiên cho Xéo Dì Hồ vì điểm đó khó khăn hơn, thầy cô và học sinh có bàn ghế xịn kiểu gì cũng sướng hơn.” Tiểu học Xéo Dì Hồ có hai điểm trường, chỗ chúng tôi gửi tặng bàn ghế thuộc điểm trường thứ hai, gần đập thủy điện, đường xấu lắm, các thầy cô phải lần lượt chở từng bộ bàn ghế vào trường bằng xe máy cả một quãng xa.

Khai giảng vùng cao: Mù Cang Chải đội mưa đến lớp - 3

Tôi tranh thủ chụp vài tấm ảnh, tụi trẻ con đứng nép dưới hiên ngôi nhà gỗ cười toe toét khi thấy ống kính, em thì giơ tay chào, em thì cười cười xấu hổ. Em nào cũng tươi rói khi thấy người thành phố lên, chẳng biết các thầy cô vẫn đang đội mưa đổ bê tông sân trường cho kịp ngày khai giảng, kẻo hỏng mất chỗ xi-măng được cho.