Hội chứng “thất nghiệp ngay trên bàn làm việc”
Thất nghiệp ngay trên bàn làm việc của chính mình - điều này nghe thật kỳ lạ nhưng đó lại là thực trạng đáng báo động của một bộ phận không nhỏ nhân viên văn phòng hiện nay.
Đặc biệt với những người mới đi làm 1-2 năm, bất đắc dĩ phải làm công việc họ không mong muốn, không phù hợp với bản thân, việc chán nản đến công sở mỗi ngày đã trở thành thói quen. Thất nghiệp ngay trên bàn làm việc là hiện tượng nhân viên không còn đam mê, hứng thú với công việc, và muốn nghỉ việc nhưng vì nhiều lý do mà họ vẫn tiếp tục ở lại công ty cũ. Bạn có đang là một trong số đó?
Bám trụ với công việc vì sợ... thất nghiệp?
Nhân là một nhân viên văn phòng cho một công ty Nhà nước ở Quận 1. Đi làm được 1 năm, chưa ngày nào Nhân thấy hứng thú với công việc của mình. Tốt nghiệp ngành Luật của một trường đại học, nhưng không tìm được công việc đúng ngành nghề, Nhân được giới thiệu vào làm giấy tờ, sổ sách cho một công ty của người quen - một công việc khá nhàn hạ, thoải mái. Công việc quá nhàm chán, lại không đúng với sở thích nên hơn nửa năm nay, Nhân như cái bóng vật vờ nơi công sở, không còn hứng thú và động lực làm việc nữa. Cậu rất nhiều lần muốn nghỉ việc nhưng không biết liệu công việc mới có tốt như hiện tại không? Và liệu cậu có dễ dàng tìm được việc trong thời buổi khó khăn này? Nỗi lo thất nghiệp đã khiến cho chàng trai 24 tuổi chần chừ.
Nhân không phải là trường hợp đặc biệt nơi công sở, khi có không ít người chán nản với công việc mình làm nhưng vẫn bám trụ vì nó ổn định, và quan trọng hơn là họ sợ thất nghiệp một lần nữa. Cũng như Nhân, cô bạn Hoa tốt nghiệp ngành ngữ văn, ra trường 6 tháng vẫn chưa có việc làm. Cuối cùng Hoa đành ứng tuyển vào làm nhân viên chăm sóc khách hàng, trực điện thoại để giải đáp thắc mắc cho khách hàng của các mạng điện thoại. Công việc theo ca, áp lực rất lớn, Hoa chưa một ngày yêu thích công việc của mình. Tuy nhiên, cũng như Nhân, Hoa e ngại nếu nghỉ việc sẽ không còn con đường nào khác.
“Mình muốn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên cho một công ty truyền hình, nhưng CV của mình chẳng có tí kinh nghiệm nào ngoài gần 2 năm làm CSKH. Nếu có được nhận, mức lương cũng thấp hơn rất nhiều... Với lại, lâu rồi mình cũng không viết lách gì, không biết còn có thể làm nổi việc đó không?” - Hoa tâm sự.
Làm thế nào để tìm được một công việc như ý?
Thực chất, nguồn gốc sâu xa của những tâm lý lo ngại như Nhân, Hoa… chính là họ không hiểu rõ bản thân, không biết năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và những loại hình công việc phù hợp với mình.
Một khi bạn không hiểu rõ các nguyên lý cơ bản để định hướng cho mình một con đường phù hợp, bạn sẽ luôn thấy không hài lòng với công việc, sẽ mãi làm việc một cách chán chường mà không có lối thoát. Bên cạnh đó, nhảy việc mà không có kiến thức, kỹ năng trong tay quả là một bước đi mạo hiểm.
Làm thế nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cho mình công việc phù hợp? Làm sao để thoát khỏi tình trạng chán nản, bế tắc vì công việc hiện tại? Cần vạch ra chiến lược gì để làm được công việc bạn mơ ước một cách hiệu quả?
Giải bài toán hóc búa này, giảng viên Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc và Đồng sáng lập DeltaViet Education đã thiết kế nên khóa học 20 ngày thấu hiểu bản thân và định hướng tương lai. Đây là một khóa học online, phù hợp với đối tượng sinh viên mới ra trường hoặc đã có những trải nghiệm nghề nghiệp nhất định. Học viên sẽ biết mình có điểm mạnh, điểm yếu nào, những kỹ năng nghề nghiệp mà họ sở hữu và cần có cho công việc họ mong muốn. Và lộ trình nghề nghiệp giúp họ vạch ra hướng đi đúng đắn cho bản thân, cho dù là người mới ra trường hay đã đi làm một vài năm.
Không lý thuyết suông, không diễn giải suông, khóa học cung cấp cho học viên những công cụ hữu ích, khoa học để phân tích bản thân và con đường nghề nghiệp phía trước. Phần cuối của khóa học giúp bạn tìm ra ước mơ thực sự của bản thân và cách lập kế hoạch đạt mục tiêu trong đời.