Học sinh sớm tiếp xúc với môi trường Đại học, có nên không?
Mô hình trường trung học được bảo trợ bởi một trường Đại học đang được biết đến nhiều hơn và được phụ huynh quan tâm hơn.
Tuy nhiên, việc trải nghiệm sớm tại một môi trường Đại học có được coi là quá sớm với học sinh THCS và THPT? Hay sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho học sinh làm quen với những cấp học cao hơn trong tương lai?
Thừa hưởng lợi thế cơ sở vật chất và truyền thống giáo dục sẵn có của trường Đại học bảo trợ
Trường phổ thông được thành lập dưới sự bảo trợ của một trường Đại học sẽ đem lại những lợi thế rất lớn về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học,… là đặc điểm mà không phải trường phổ thông nào cũng có thể cung cấp cho học sinh.
Tại trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu – ngôi trường được bảo trợ bởi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - thì học sinh được sử dụng cơ sở vật chất của trường ĐHBK HN với các phòng học, thư viện, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, sân vận động, nhà thi đấu liên hợp,… đầy đủ tiện nghi. Đồng thời, đội ngũ giáo viên từ các Khoa/Viện cơ bản của ĐHBK HN là những thầy cô có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và luyện thi nên có vai trò lớn trong việc hướng dẫn và ôn luyện để học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, luyện thi Đại học sau này… Đặc biệt, chương trình hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Hệ thống BK Holdings – trường ĐHBK HN và các môn học “Kỹ năng sống”, “Giá trị sống” giúp cho học sinh có được những kĩ năng mềm mà không phải môi trường nào cũng có thể cung cấp.
Và quan trọng hơn, “trên nền tảng của một trường Đại học uy tín, chúng tôi đặt ra Phương châm đào tạo “Dạy thật – Học thật – Đánh giá thật – Chất lượng thật” để đảm bảo giúp học sinh có một chương trình giáo dục chất lượng cao”, thầy Nguyễn Văn Thọ - nguyên Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) - Phó Hiệu trưởng trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu khẳng định.
Học sinh có điều kiện trưởng thành, tư duy làm việc khoa học
Học sinh tại các trường trung học được bảo trợ bởi trường Đại học sẽ sớm được tiếp xúc với môi trường Đại học, bước đầu được làm quen với phương pháp giảng dạy và tư duy của một sinh viên Đại học. Điều này có vai trò quan trọng để hình thành ý thức của học sinh, giúp các em trưởng thành hơn với cách làm việc khoa học. Đồng thời, còn giúp các em tránh bỡ ngỡ khi thay đổi môi trường sau này, sẽ có đủ tự tin để đưa ra những quyết định đúng đắn khi bước ra khỏi cánh cửa phổ thông và lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp.
Đặc biệt, đối với những học sinh khá, giỏi sẽ là môi trường học tập hiệu quả và thích hợp phát huy năng lực của các em. Điểm khác biệt mà trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu làm được đó là bước đầu cho học sinh nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn bài bản của các giảng viên từ các Khoa/Viện nghiên cứu của trường ĐHBK HN. “Phần lớn phụ huynh đều cảm thấy rất phấn khởi khi học sinh được trực tiếp sử dụng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trung tâm nghiên cứu, tham quan các Khoa, Viện của trường ĐHBK HN… Câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học trong một thời gian ngắn đã đạt được Giải Ba tại Cội thi Khoa học, Kỹ thuật dành cho học sinh trung học thành phố Hà nội (Intel ISEF) năm học 2013 - 2014, trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp cụm Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, nhà trường đạt được 24 giải thưởng,…”, thầy Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
Hoạt động học sinh được làm quen với nghiên cứu khoa học giúp các em phát huy năng lực sáng tạo cá nhân, tác phong làm việc khoa học, hợp tác làm việc theo nhóm để phát triển con người toàn diện theo 4 trụ cột của UNESCO: “Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định - Học để cùng chung sống”.
Cần có phương pháp đào tạo khoa học và cân bằng
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm ưu việt nổi trội đó, có một số ít phụ huynh còn cảm thấy lo lắng khi con học trong môi trường tiếp xúc nhiều với các anh chị sinh viên sẽ chưa phù hợp. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động quá sức với học sinh. Thậm chí lo ngại rằng giáo viên được mời từ bậc Đại học xuống dạy ở phổ thông sẽ không hiểu tâm lý của học sinh hoặc dạy kiến thức quá cao, không phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Việc lo lắng của các bậc phụ huynh hoàn toàn có cơ sở, bởi lứa tuổi THCS và THPT là lứa tuổi nhạy cảm.
Trao đổi về vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Thọ - Hiệu phó trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu cho biết “Trong ngành giáo dục, chúng tôi đều đã xác định được những vấn đề đó và đều đưa ra giải pháp phù hợp với học sinh. Hiện tại, với hoạt động nghiên cứu khoa học nhà trường mới chỉ áp dụng ở dạng câu lạc bộ chứ không bắt buộc. Về lâu dài, nhà trường đã có định hướng phát triển theo từng giai đoạn tương ứng với từng cấp học, khối học của học sinh toàn trường. Hoạt động ngoại khóa cũng chọn lựa những chương trình phù hợp với sức của học sinh trung học. Giảng viên đến từ trường ĐHBK HN chủ yếu hướng dẫn nghiên cứu khoa học và luyện thi Đại học chuyên sâu…Tất cả những vấn đề đó đều được nhà trường sắp xếp một cách khoa học và cân bằng”.
Giáo dục Việt Nam đang đổi mới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, hy vọng rằng với mô hình trường trung học được bảo trợ bởi một trường Đại học sẽ giúp chất lượng đào tạo học sinh trung học đạt được những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu hiện đang tuyển sinh năm học 2014 – 2015. Quý vị phụ huynh và học sinh quan tâm liên hệ số điện thoại: (04) 3623 0871. Hotline 0923 268 568, truy cập website http://taquangbuu-bk.edu.vn hoặc đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY. |