Bình Định:

Học sinh liều mình qua cầu tạm vượt sông Kôn đến trường

(Dân trí) - Nhiều năm nay, hàng trăm học sinh ở các thôn Tân Kiều, xã Nhơn Mỹ (thị xã An Nhơn, Bình Định) “đánh cược” tính mạng đi qua cầu gỗ bắc qua đoạn sông Kôn dài cả hơn 100 mét để đến trường học chữ.

Bình Định: Học sinh liều mình qua cầu tạm vượt sông Kôn đến trường

Ghi nhận của PV Dân trí, mỗi ngày hàng trăm học sinh và người dân đi lại qua cây cầu gỗ có bề ngang khoảng 2 mét, chiều dài hơn 100 mét được làm bằng gỗ, cây và không hề có lan can, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ghi nhận của PV Dân trí, mỗi ngày hàng trăm học sinh và người dân đi lại qua cây cầu gỗ có bề ngang khoảng 2 mét, chiều dài hơn 100 mét được làm bằng gỗ, cây và không hề có lan can, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Em Hà Thị Minh Tâm (lớp 6A1 trường THCS Nhơn Mỹ), cho biết: “Ngày ngày em phải đi qua cầu tạm này từ 2-4 lần cả đi và về. Nhiều bạn liều ngồi lên xe đạp đi cầu nhưng em sợ té rớt xuống sông nên phải dắt xe bộ qua cầu. Sợ nhất là khi trời gió lớn đi ra đến giữa cầu gió mạnh muốn xô xuống sông”.
Em Hà Thị Minh Tâm (lớp 6A1 trường THCS Nhơn Mỹ), cho biết: “Ngày ngày em phải đi qua cầu tạm này từ 2-4 lần cả đi và về. Nhiều bạn liều ngồi lên xe đạp đi cầu nhưng em sợ té rớt xuống sông nên phải dắt xe bộ qua cầu. Sợ nhất là khi trời gió lớn đi ra đến giữa cầu gió mạnh muốn xô xuống sông”.
Theo số liệu của UBND xã Nhơn Mỹ, hai thôn Tân Kiều và Hòa Phong có tổng cộng trên 700 hộ dân dân với hơn 3.000 nhân khẩu. Trong đó, có hơn 400 học sinh các cấp từ mẫu giáo đến THPT phải qua lại sông Kôn bằng chiếc cầu tạm này.
Theo số liệu của UBND xã Nhơn Mỹ, hai thôn Tân Kiều và Hòa Phong có tổng cộng trên 700 hộ dân dân với hơn 3.000 nhân khẩu. Trong đó, có hơn 400 học sinh các cấp từ mẫu giáo đến THPT phải qua lại sông Kôn bằng chiếc cầu tạm này.
Ông Nguyễn Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ, cho biết đây cũng là vấn đề bức xúc của cử tri nhiều năm qua tuy nhiên kinh phí xây cầu quá lớn địa phương không có. Đợt lũ vừa qua, cầu gỗ này bị lũ cuốn trôi, sau lũ mới thi công lại phục vụ nhu cầu đi lại của bà con.
Ông Nguyễn Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ, cho biết đây cũng là vấn đề bức xúc của cử tri nhiều năm qua tuy nhiên kinh phí xây cầu quá lớn địa phương không có. Đợt lũ vừa qua, cầu gỗ này bị lũ cuốn trôi, sau lũ mới thi công lại phục vụ nhu cầu đi lại của bà con.
“Vừa rồi, UBND thị xã An Nhơn đã có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP), xã Nhơn Mỹ và xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Tuy nhiên chưa biết khi nào mới thực hiện được nên bà con vẫn phải đi qua cầu gỗ tiềm ẩn rủi ro tai nạn”- ông Lành cho hay.
“Vừa rồi, UBND thị xã An Nhơn đã có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP), xã Nhơn Mỹ và xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Tuy nhiên chưa biết khi nào mới thực hiện được nên bà con vẫn phải đi qua cầu gỗ tiềm ẩn rủi ro tai nạn”- ông Lành cho hay.
“Mưa lũ lớn thì học sinh nghỉ học, còn mưa lũ thì đi xuống Nhơn Hậu xa gấp 4 lần. Ngoài cầu gỗ thì địa phương còn lo lắng bởi học sinh và người dân hai thôn Tân Kiều và Hòa Phong đi lại đập Đại Bình. Sau lũ lụt hồi tháng 12/2016, một học sinh lớp 8 qua đập tràn ở phía tràn Đại Bình bị rớt xuống sông chết. Gần nhất là mùng 2 Tết, một phụ nữ đi qua đập cũng bị rơi xuống cầu chết đuối. Từ khi có con đập đến nay có cả chục người dân địa phương qua đập này bị chết”- ông Lành thông tin thêm.
“Mưa lũ lớn thì học sinh nghỉ học, còn mưa lũ thì đi xuống Nhơn Hậu xa gấp 4 lần. Ngoài cầu gỗ thì địa phương còn lo lắng bởi học sinh và người dân hai thôn Tân Kiều và Hòa Phong đi lại đập Đại Bình. Sau lũ lụt hồi tháng 12/2016, một học sinh lớp 8 qua đập tràn ở phía tràn Đại Bình bị rớt xuống sông chết. Gần nhất là mùng 2 Tết, một phụ nữ đi qua đập cũng bị rơi xuống cầu chết đuối. Từ khi có con đập đến nay có cả chục người dân địa phương qua đập này bị chết”- ông Lành thông tin thêm.
Mặt cầu được lót bằng ván, cây gỗ hoàn toàn không có làn can rất nguy hiểm cho học sinh và người dân qua cầu
Mặt cầu được lót bằng ván, cây gỗ hoàn toàn không có làn can rất nguy hiểm cho học sinh và người dân qua cầu
Học sinh liều mình qua cầu tạm vượt sông Kôn đến trường - 8
Học sinh phải dắt xe bộ vượt qua cầu tạm để đến trường
Học sinh phải dắt xe bộ vượt qua cầu tạm để đến trường
Chênh vênh đi trên cầu gỗ tạm bắc qua sông
Chênh vênh đi trên cầu gỗ tạm bắc qua sông

Doãn Công

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm