Học nhiều chưa chắc đã giỏi

“Con tôi học nhiều, nhưng chẳng được bao nhiêu!”. Đó là lời than phiền “cửa miệng” của nhiều bậc phụ huynh về việc học của con mình. Trong cuộc sống, đầu tư nhiều chưa chắc đã sinh lời cao. Tương tự như vậy, con bạn học nhiều chưa chắc đã có kết quả tốt nếu trẻ đầu tư vào việc học không hợp lý.

Nếu tình trạng này đang xảy ra với con bạn, hãy nghiêm túc cùng con trả lời những câu hỏi sau. Phải chăng trẻ đang…

1. Học nhiều, nhưng không hiểu

Đây là một căn bệnh kinh niên của học sinh Việt Nam. Nếu con bạn dành nhiều thời gian để học, nhưng là học mà không hiểu thì thuộc bài là cả một vấn đề. Kể cả thuộc được, thì trẻ cũng khó lòng giải quyết bài tập hoặc tình huống thực tiễn đòi hỏi học hiểu. Đừng quên: Một con vẹt có thể nhớ nhưng không nhớ lâu, và không thể áp dụng.

“Học có chiến thuật”.
“Học có chiến thuật”.

 

2. Học nhiều, nhưng thiếu tập trung

Quan sát con bạn khi học xem, có đang mơ màng, xao nhãng…? Đó là những biểu hiện cho thấy con bạn thiếu tập trung trong khi học. Sự tập trung có vai trò quyết định đối với kết quả công việc và việc học cũng không phải là ngoại lệ. Học nhiều mà không tập trung, mức độ tiếp thu và ghi nhớ sẽ kém, hậu quả là mất thời gian mà hiệu suất không cao.

Ngoài ra, một số học sinh thường thiếu tập trung trong lớp với suy nghĩ có thể hỏi bạn bè sau hoặc về nhà xem lại. Đấy là một suy nghĩ sai lầm, bởi lẽ hiểu ngay tại lớp sẽ tiết kiệm thời gian cho con bạn hơn nhiều, và bạn bè của cháu không thể nào bằng thầy cô trong việc truyền tải kiến thức.

Sự tập trung có vai trò quyết định.
Sự tập trung có vai trò quyết định.

3. Học nhiều, nhưng không vào trọng tâm

Có khi nào bạn nghĩ, chính việc học quá nhiều là nguyên nhân khiến con bạn không đạt được kết quả mong đợi? Học không có nghĩa là ghi nhớ toàn bộ nội dung bài giảng và nội dung sách giáo khoa. Con bạn không phải là thần đồng! Và không nhất thiết phải là thần đồng mới học tốt. Mỗi môn, mỗi chương, mỗi bài học chỉ có một hoặc một vài trọng tâm kiến thức nhất định. Thay vì đầu tư thời gian và tâm sức một cách dàn trải, hãy nhắm vào những trọng tâm đó để luyện tập cho thật nhuần nhuyễn. Đó là “học có chiến thuật”.

Nhắm vào trọng tâm.
Nhắm vào trọng tâm.

4. Học nhiều, nhưng thiếu động lực

Hãy hình dung một người leo núi. Càng gần đến đỉnh núi, người leo càng mất sức nhưng mặt khác lại càng quyết tâm hơn. Đó là do họ có động lực. Có thể trong việc học, con bạn đang thiếu một đỉnh núi như thế. Một trong những cách hiệu quả nhất bạn để tạo động lực cho con là khuyến khích con đề ra những mục tiêu. Adam Khoo - nhà sáng lập, chuyên gia đào tạo cấp cao, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ Giáo Dục Adam Khoo (Adam Khoo Learning Technologies Group) đã nói rằng: “Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu rõ ràng”. Những mục tiêu sẽ khiến con bạn hình dung rõ hơn mình cần đạt được gì, và để đạt được kết quả như vậy, mình cần làm những gì.

Chương trình “Chiến lược dạy con thế kỷ 21”.
Chương trình “Chiến lược dạy con thế kỷ 21”.

Nhằm hỗ trợ các bậc phụ huynh trên con đường phát huy hết tiềm năng của con mình, Adam Khoo Learning Centre – một trung tâm giáo dục hàng đầu Châu Ásẽ chính thức khai giảng tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 3 năm 2014. Nhân dịp này, Adam Khoo cùng Adam Khoo Learning Centre tổ chức chương trình“Chiến lược dạy con thế kỷ 21” với quy mô lớn nhất Việt Nam, tại trung tâm hội nghị White Palace. Adam Khoo Learning Centre hi vọng sẽ truyền được niềm tin “Tất cả trẻ em đều tài giỏi” đến với các bậc cha mẹ Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

Adam Khoo Learning Centre Vietnam
Địa chỉ: 22 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0909 467 337
Tel:  (84) 8 39110066
Fax:  (84) 8 3911 9055