Học ngoại ngữ thế nào mới tốt?

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Ai cũng muốn con mình thành công, làm chủ cuộc sống trong tương lai. Vì vậy việc học của con luôn được phụ huynh ưu tiên hàng đầu, trong đó có ngoại ngữ. Nhưng học ngoại ngữ như thế nào mới tốt, mới giỏi vẫn là băn khoăn của các bậc cha mẹ.

Dưới đây là chia sẻ của nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú về câu chuyện học ngoại ngữ của con.

Trong suốt nhiều năm gắn bó với giáo dục, nhiều bậc cha mẹ than thở với tôi rằng con của họ không chịu tự giác học, đôi khi phải cầm roi lên thì mới ngồi vào bàn nghiêm túc. Bố mẹ không nhắc nhở là kết quả xuống dốc ngay. Vậy là họ liền sắp xếp thời gian tìm kiếm trung tâm ngoại ngữ có giáo viên bản xứ và mỗi tối dành thời gian luyện tập với con vì cho rằng chỉ có sát sao, mới giúp con hạn chế được các lỗi sai của mình.

Học ngoại ngữ thế nào mới tốt? - 1

Nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú tại một diễn đàn giáo dục (Ảnh: Apollo).

Câu chuyện trên cho thấy những hiểu nhầm mà nhiều phụ huynh gặp phải khi cho con học ngoại ngữ. Đó là chỉ tập trung vào kết quả, sợ con mắc sai lầm, không mở rộng phương pháp học và suy nghĩ rằng chỉ giáo viên bản xứ mới tốt.

Bố mẹ dường như quên mất tiếng Anh là hành trình học trọn đời. Nếu yêu thích, con sẽ học trong suốt cuộc đời mình. Nếu tập trung vào quá trình, kết quả sẽ đến. Giáo viên bản xứ hay nước ngoài đều có ưu điểm, chất lượng giáo viên mới quan trọng.

Nhưng hãy nhớ môi trường tương lai sẽ đòi hỏi con tiếp xúc đa văn hóa hơn. Ngoài ra, chúng ta thường cho rằng mắc lỗi là không tốt nhưng trẻ cần mắc lỗi để thử nghiệm ngôn ngữ mới, phạm lỗi và học từ chính lỗi đó để tiến bộ.

Quay lại trường hợp phụ huynh bày tỏ con chỉ học khi bố cầm roi. Tôi nhận thấy vấn đề của phụ huynh là kỳ vọng con như bố mẹ muốn. Nhưng chúng ta đang cần con là bản sao của mình hay một chủ thể độc lập? Bạn có mong con sau này sếp bảo gì làm nấy, vợ sai gì nghe nấy, sống một cuộc đời theo chỉ dẫn? Điều đó có khiến bạn hạnh phúc?

Tôi cho rằng một chương trình học tốt cần trả lời được:

- Chương trình học có đa dạng trải nghiệm không?

- Thầy cô có những hỗ trợ công nghệ để cá nhân hóa và hỗ trợ kịp thời cho con không?

- Chương trình đó có tạo niềm yêu thích học hỏi và tạo điều kiện để con học mọi lúc mọi nơi không?

- Chương trình có đảm bảo kết quả đầu ra của học sinh không?

Tôi không cô độc với những tiêu chí chọn trường chọn lớp này khi những xu hướng giáo dục mới đang được các tổ chức đón nhận và biến nhu cầu của tôi thành hiện thực. Không phải chỉ các nước phát triển mới có thể làm được. Tại Việt Nam, những triết lý giáo dục này bắt đầu xuất hiện ở những tổ chức luôn tiên phong tìm kiếm phương pháp học tốt hơn.

Thử lấy ví dụ từ chính việc học của con tôi tại một tổ chức Anh ngữ gần 30 năm tuổi. Tại đây, con được tham gia chương trình Apollo Active. Theo đó, cháu được tham gia vào một hệ sinh thái học tập bao gồm đa dạng các trải nghiệm từ học trực tiếp, trực tuyến, đến học chủ động.

Sự đa dạng còn ở những giáo viên đến từ các nước khác nhau. Con tôi có giáo viên online riêng, offline riêng. Tất cả điều này khiến việc học trở nên thú vị và đa dạng văn hóa là nền tảng bồi dưỡng sự tự tin.

Thế giới đang ngày một thu hẹp lại, sau này con đi làm cũng không chỉ nói tiếng Anh với một người. Nhờ sự linh hoạt trong phương thức học, con liên tục được tiếp xúc tiếng Anh và học bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi nào cháu muốn.

Học ngoại ngữ thế nào mới tốt? - 2

Tiếng Anh là hành trình học tập trọn đời, nếu yêu thích, con sẽ tiếp tục học trong suốt cuộc đời mình (Ảnh: Apollo).

Để tạo ra những hỗ trợ cá nhân hóa cho con, tổ chức này ứng dụng công nghệ để đo lường mọi tương tác của cháu trong lớp học trực tuyến và học chủ động. Các thông số được lưu trữ tự động theo thời gian thực và chi tiết từ thời gian nói của con ra sao, phát biểu bao nhiêu lần, chất lượng làm bài đúng sai thế nào…

Từ những báo cáo này tôi nhìn thấy việc con có gắn kết với bài học không. Giáo viên biết ngay con cần hỗ trợ thế nào, sở thích, đam mê là gì để cổ vũ con tiếp tục theo đuổi. Tôi cũng dễ dàng quan sát con có chủ động với việc học của mình không để kịp thời nói chuyện giữa 2 bố con, cũng là cơ hội để tôi hiểu con hơn.

Đồng hành cùng con là hành trình thú vị để cho con cơ hội chủ động, động viên con đúng thời điểm. Đôi khi chúng ta hay than phiền về những điểm chưa tốt mà quên mất con đã nỗ lực ra sao. Để con chủ động hoàn toàn không phải "buông" - nghĩa là không can thiệp vào quyết định của con.

Quả thật sau thời gian có môi trường học chủ động, tôi thấy con có những tiến bộ rõ rệt ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tôi không còn phải hò hét, nhắc nhở con học. Cháu chủ động tự giác sắp xếp việc học.

Không có gì sai khi chúng ta kỳ vọng vào con, mong con đã tốt phải tốt hơn nhưng làm cha mẹ là công việc suốt đời. Hãy vì con mà đừng nóng vội. Bởi chính sự nóng vội và kỳ vọng của cha mẹ khiến các con sợ học. Hãy giúp con biến việc học thành niềm vui của tìm tòi, khám phá.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm