Học nghề gì nếu bạn không thể vào đại học?

Nhiều gia đình có con em tham dự kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua đang lên kế hoạch hướng con em họ theo học một nghề nếu chẳng may trượt tốt nghiệp và không thể qua được các kỳ thi tiếp theo.

Theo thống kế, cả nước có gần hai triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò, tỷ lệ thí sinh làm bài kém là khá lớn, nên khả năng trượt tốt nghiệp của nhiều thí sinh là không nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa là những thí sinh này sẽ không có cơ hội tiếp cận với kỳ thi tuyển vào đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp sắp tới. Ý thức được điều này, nhiều gia đình có con em có học lực kém đang chủ động tìm cho con em họ theo học một nghề để lập nghiệp.

Tuy nhiên, chọn nghề nào? học phí ra sao? thời gian học bao lâu? chất lượng đào tạo như thế nào? Và điều quan trọng nhất là sau  khi kết thúc khóa học, con em của  họ có tìm được một việc làm ổn định hay không?

Cơ hội từ kỷ nguyên số


Học nghề gì nếu bạn không thể vào đại học? - 1

Học viên đang học Phầm mềm sửa chữa ĐTDĐ tại CPS Vietnam 
Theo thống kê, hiện cả nước đã có gần 60 triệu thuê bao ĐTDĐ và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Đây thực sự là một “miền đất hứa” đối với những học viên đã và đang theo học tại các trung tâm sữa chữa điện thoại di động.
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam các trung tâm sữa chữa bảo hành đang rất thiếu kỹ thuật viên sữa điện thoại di động lành nghề, mặc dù mức lương trung bình mà các trung tâm bảo hành sẵn sàng trả cho một kỹ thuật viên lành nghề không thấp chút nào so với một cử nhân hay kỹ sư : 3- 5 triệu.
Theo ông Lữ Hồng Chương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA, hiện nay, nhu cầu cài đặt ứng dụng các phần mềm về điện thoại di động là rất lớn, trong khi lượng kỹ thuật lại rất thiếu và yếu. Ông Chương cũng khẳng định, khoảng 3-5 năm tới, nhu cầu sử dụng điện thoại di động của Việt Nam sẽ sẽ tiếp tục bùng nổ, và khi đó, giá mỗi chiếc điện thoại hiện đại, với đầy đủ các tính năng cũng chỉ vào khoảng 2-3 triệu đồng, thay vì có giá hàng chục triệu đồng như hiện nay. Theo ông Chương, điều đó có nghĩa là, việc các bạn trẻ chọn nghề sữa chữa điện thoại di động cũng là một định hướng nghề nghiệp tốt.
Muốn thành công phải làm gì?
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, Tp.HCM là nơi có các trung tâm đào tạo về sửa chữa ĐTDDD lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, để tìm hiểu một trung tâm dạy nghề có uy tín lại là điều không dễ. Ông Đỗ Phú Hùng, Giám đốc  kỹ thuật Công ty CPS Việt Nam – một đơn vị đào tạo có uy tín trong lĩnh vực này cho biết: để chọn được một đơn vị đào tạo tốt thì cần đến địa điểm đào tạo tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, chương trình học, tìm hiểu về uy tín của họ qua website...
Còn theo anh Nguyễn Đức Trung, chủ cửa hàng kinh doanh và sữa chữa  điện thoại di động Đức Trung(Quận Thủ Đức- Tp.HCM), sau khi anh tốt nghiệp cấp 2 vào năm  2007, anh khăn gói từ Đồng Tháp lên Tp.HCM tìm học nghề.  Mặc dù đã trải qua một số khóa học tại nhiều trung tâm dạy nghề khác nhau nhưng những kiến thức về sửa chữa ĐTDĐ của anh vẫn rất non yếu. Chỉ sau khi tham gia khóa học kỹ thuật viên sửa chữa ĐTDĐ chuyên nghiệp tại Công ty CPS Việt Nam, thì tay nghề của anh đã được nâng lên rất nhiều. Anh cho biết, tại CPS với phương pháp dạy dễ hiểu và đặc biệt là thực hành thực tế trên các dòng máy, cùng với phòng phần mềm trang bị hiện đại nên sau thời gian 4 tháng anh tốt nghiệp và cảm thấy tự tin khi vào nghề.

Sau khi tốt nghiệp, anh đi làm tại một trung tâm bảo hành điện thoại, nhưng sau đó anh tiếp tục theo học khóa đào tạo tại CPS về kỹ năng kinh doanh điện thoại di động, cùng với một ít vốn dành dụm được nên anh quyết định mở cửa hàng riêng cho mình. Hiện nay, anh cảm thấy tự tin để lập nghiệp và cũng đã bước đầu có thu nhập khá tốt với nghề này. Anh cho biết, các học viên muốn theo học tại trung tâm này có thể tìm hiểu về công ty CPS Việt Nam tại địa chỉ: www.cps.vn