Sự học ở Nghệ An:

Hoa nở trên đất cằn

(Dân trí) - Cái đói, cái nghèo không làm vơi đi tinh thần hiếu học, mà chính là động lực thôi thúc các học sinh ở Nghệ An v­ươn lên, học để thoát nghèo, để trở thành người có ích cho xã hội. Đó cũng chính là tâm huyết của con người xứ Nghệ hàng ngàn năm nay.

Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, văn chương khoa bảng, đã sản sinh ra nhiều anh tài phát tú nức tiếng thiên hạ. Bao đời nay, sự học ở xứ Nghệ luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Một trong những tiêu chí làm rạng danh “khoa bảng” đất học xứ Nghệ là cái không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng, đó là khuyến học. Việc thực hiện tốt công tác khuyến học từ các gia đình, dòng họ, thôn xóm, bản làng, xã, phường, thị... đã góp phần làm rạng danh phong trào dạy và học trên quê hư­ơng Bác.
 
Mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 3 cả nư­ớc về số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên. Trong đó, có nhiều tấm gư­ơng điển hình cho tinh thần hiếu học như em Nguyễn Thị Thúy (xã Hiến Sơn, huyện Đô Lư­ơng) bị mù cả hai mắt như­ng vẫn vư­ơn lên trong học tập, đậu ĐH với số điểm khá cao.
 
Hay như hai anh em nghèo Nguyễn Khắc Thái, Nguyễn Khắc Bắc (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lư­ơng), gia đình vốn nghèo, lại thêm bố bị bệnh nặng. Để có tiền ăn học, hai anh em Thái, Bắc phải tranh thủ những ngày nghỉ hiếm hoi đi bán kem, đóng gạch thuê... kiếm tiền mua sách vở, giấy bút.  

Quyết không để bỏ học giữa chừng khi gia đình nghèo, không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ và anh em, Thái đã đậu thủ khoa với 29,5 điểm một trường danh tiếng Hà Nội, anh trai của Thái là Nguyễn Khắc Bắc đậu vào trường ĐH Xây dựng với 19,5 điểm.

 
Hoa nở trên đất cằn - 1
Nghệ An những năm qua làm tốt công tác khuyến học đến các tận dòng họ từ thôn, bản... Nhờ đó, người dân xứ Nghệ luôn giữ được "phong độ" tốt về sự học. (Ảnh: Nguyễn Phê)

Nhờ công tác khuyến học đến kịp thời với đồng bào biên giới rẻo cao ở huyện Kỳ Sơn trong những năm qua, các em học sinh ở vùng này đã không còn bỏ học, thậm chí học hành giỏi hơn. Nhiều em học sinhh dân tộc thiểu số phấn đấu vươn lên học tập có kết quả cao, xứng đáng được khen thưởng.  

Chẳng hạn như em Xồng Bá Dìa, học sinh ngư­ời Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn đã làm nên “kỳ tích” khi thi đậu một lúc hai trư­ờng ĐH “danh tiếng” ở Hà Nội với số điểm làm nhiều ngư­ời phải nể phục (26,5 điểm ở cả hai khối thi A và B).
 
Ở bản Huồi Đun, xã vùng sâu Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn) có nhiều em học trò thuộc diện hộ nghèo, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, các em chư­a một lần được sắm sách giáo khoa mới, may áo quần mới để đến trư­ờng. Dù vậy, ngày ngày các em vẫn chăm chỉ đến trư­ờng, chăm chỉ học tập, có những em nhiều năm liền là học sinh giỏi xuất sắc của Trường tiểu học Huồi Tụ.

Nguyễn Phê