Hà Nội: Học sinh được học cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường

(Dân trí) - Chiều 27/10, tại Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức chương trình “thúc đẩy bình đẳng - gắn kết yêu thương” nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế em gái (11/10) và triển khai dự án xây dựng “Trường học an toàn - thân thiện - bình đẳng”.

Dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” được thí điểm từ năm 2014 đến năm 2016 với 10 trường THCS và 10 trường THPT tại Hà Nội nhằm xây dựng mô hình phòng ngừa và ứng phó với tình trạng bạo lực học đường.

Với mục tiêu “Học sinh nữ và học sinh nam từ 11 đến 18 tuổi học tập tại 20 trường học ở Hà Nội được bảo vệ an toàn khỏi các hình thức bạo lực trên cơ sở giới tại trường học”, dự án đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của các nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Học sinh trường THPT Việt Đức được trang bị kỹ năng xử lý trong bạo lực học đường.
Học sinh trường THPT Việt Đức được trang bị kỹ năng xử lý trong bạo lực học đường.
Học sinh trường THPT Việt Đức được trang bị kỹ năng xử lý trong bạo lực học đường.

Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, hành vi bạo lực học đường ngày càng phức tạp, gây ra ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau cho đối tượng có hành vi bạo lực, người bị hại, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Điều đó cho thấy tình trạng đạo đức, lối sống suy đồi của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Để ngăn chặn và xóa bỏ hành vi bạo lực học đường và những ảnh hưởng tiêu cực của nó, cần nghiên cứu và tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết hiệu quả.

Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: "Chương trình là một sân chơi sáng tạo để các em học sinh, thầy cô và phụ huynh cùng nhau chia sẻ, thảo luận cởi mở về vấn đề bạo lực giới trong trường học, nhằm thay đổi thái độ, đẩy mạnh các hành vi tích cực, tăng cường sự chủ động của các em học sinh về phòng chống bạo lực trường học".

Học sinh trường THPT Việt Đức còn được tham gia xử lý các tình huống thường gặp về bình đẳng giới.
Học sinh trường THPT Việt Đức còn được tham gia xử lý các tình huống thường gặp về bình đẳng giới.

Trường THPT Việt Đức là một trong số 20 trường THCS và THPT tham gia dự án, qua đó, các thầy cô giáo được bồi dưỡng những kiến thức về bình đẳng giới, các mục tiêu để giảm bớt tình trạng bạo lực trong học sinh, cách ứng xử với các tình huống xảy ra trong môi trường học đường. Các em học sinh cũng sẽ được tham gia vào các hoạt động mà dự án đưa ra để từ đó có cách thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi.

Chương trình Rung chuông vàng luôn cuốn hút đối giáo viên và học sinh nhà trường.
Chương trình Rung chuông vàng luôn cuốn hút đối giáo viên và học sinh nhà trường.

Chương trình Rung chuông vàng luôn cuốn hút đối giáo viên và học sinh nhà trường.
Chương trình "Rung chuông vàng" luôn cuốn hút đối giáo viên và học sinh nhà trường.

Trong chương trình, học sinh đã được chứng kiến các tình huống trên sân khấu thể hiện những hành vi như đánh nhau, đánh hội đồng, giật tóc, nhắn tin đe dọa, cô giáo phạt học sinh quá đà… từ đó bày tỏ quan điểm và cách giải quyết của mình về các hành vi đó. Xử lý các tình huống về vấn đề bạo lực học đường, bình đẳng giới, tham gia trò chơi “Rung chuông vàng”, thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo viên và học sinh.

Chương trình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thầy cô, học sinh và phụ huynh nhà trường.

Chương trình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thầy cô, học sinh và phụ huynh nhà trường.
Chương trình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thầy cô, học sinh và phụ huynh nhà trường.

Đây cũng là dự án đầu tiên ở Hà Nội có cách tiếp cận tổng thể và hệ thống để giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong môi trường học đường. Không chỉ giáo dục học sinh về kiến thức và kỹ năng để phòng tránh và xử lý khi đối diện với bạo lực giới, dự án còn nâng cao năng lực cho Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên trong trường để tạo một môi trường thuận lợi cho việc hình thành và duy trì thái độ bình đẳng giới trong học sinh.

Q. Cường