GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm: Tiềm năng và thử thách cho ngành AI
(Dân trí) - Hiện nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những ngành công nghệ đột phá cần được tập trung triển khai, nghiên cứu.
AI đã dần đi vào cuộc sống con người một cách mạnh mẽ, được xác định là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành kinh tế các quốc gia hiện đại.
Trước làn sóng của công nghệ hiện nay, cùng những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực của ngành AI đã đặt ra nhiều hướng đi về một thị trường lao động giàu tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở cho những bạn trẻ đam mê công nghệ. Chúng tôi có cuộc trao đổi với GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm - Nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Công nghệ thông tin, chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu ứng dụng Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam về tiềm năng và thử thách của ngành học này.
- Thưa Giáo sư, với vai trò là nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam, Giáo sư đánh giá thế nào về tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành này tại Việt Nam sắp tới?
Tại Việt Nam, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đã, đang góp phần tạo ra những sản phẩm công nghệ mới thúc đẩy sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Từ năm 2017, các nước trên thế giới cũng bắt đầu xây dựng chiến lược Trí tuệ nhân tạo quốc gia và chỉ trong vòng 3 năm đã có 50 quốc gia trên khắp thế giới xây dựng chiến lược quốc gia về Trí tuệ nhân tạo, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đã bắt đầu có những nền tảng về công nghệ AI và bắt đầu hình thành một cách rất mạnh mẽ cùng sự nổi trội về số lượng start-up trong lĩnh vực AI. Với sự phát triển khả quan như hiện tại cho thấy nhu cầu nhân lực cho ngành này là rất lớn.
Tôi được biết hiện nay một số trường ĐH Việt Nam đã mở ngành Trí tuệ nhân tạo. Với vai trò là người nghiên cứu, giảng dạy AI, tôi rất vui mừng khi ngành này đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Qua tìm hiểu sơ bộ, hiện nay nổi lên một số trường được đánh giá cao như ĐH CNTT, ĐH KHTN, FPT, ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU), cùng một số trường khác nữa. Nếu ĐH CNTT, ĐH KHTN trước nay luôn có thế mạnh về đào tạo lĩnh vực này, chương trình đào tạo chuyên gia theo định hướng chuyên sâu về AI, thì riêng trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), thiết kế chương trình thiên về hướng ứng dụng, cùng với thế mạnh môi trường quốc tế, được hỗ trợ chương trình tiếng Anh chuyên sâu, trường đã nhanh chóng tiếp cận, xây dựng chương trình AI dựa trên khung chương trình đào tạo của các đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực AI như: MIT, Stanford, CMU, NUS,...
Tôi cũng được biết, SIU đang xúc tiến đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu & trí tuệ nhân tạo, siêu máy chủ NVIDIA DGX A100. Bên cạnh đội ngũ GV giàu kinh nghiệm hiện nay, trường tiếp tục mời giảng những chuyên gia từ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, Anh, Úc, Thụy Điển, Ba Lan… Đặc biệt, trong đó có nhiều chuyên gia nổi tiếng hiện đang làm việc tại những tập đoàn công nghệ đa quốc gia như: Google, Facebook, Microsoft, Amazon, IBM… Sinh viên được thực hành những dự án thực tế trên nền tảng AI phổ biến như: Azure Machine Learning Studio, TensorFlow, Torch, Deep Vision, Nvidia Deep Learning AI,...
Đặc biệt, hiện nay các trường có bề dày đào tạo ngoài điểm chuẩn rất cao, mức học phí có trường cũng lên đến 80 triệu đồng/năm, nhưng Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) điểm xét tuyển ở mức vừa phải, nếu đạt 25 điểm, có học lực giỏi còn được học bổng 100% toàn khóa 4 năm, hoặc nếu học sinh khá được học bổng 60%... Đây chính là lợi thế thu hút thí sinh của trường.
- Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đam mê ngành học này, nhưng còn lo lắng về khả năng, điểm số nên chưa dám lựa chọn. Giáo sư đánh giá thế nào về suy nghĩ này, có phải điểm cao, học thật giỏi mới học được AI không ạ?
Theo tôi là: "Hoàn toàn không phải như vậy đâu. Để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó cần tới 10.000 giờ thực hành", chúng ta có thể không giỏi ngay từ lúc ban đầu, nhưng tôi nghĩ nếu các bạn trẻ hội tụ các yếu tố sau rất dễ thành công với ngành AI:
- Có đủ niềm đam mê, hoài bão lớn của tuổi trẻ, khát vọng nghề nghiệp.
- Luôn nỗ lực, chuyên cần, suy nghĩ tích cực cộng với sự chăm chỉ hết mình.
- Có được môi trường đào tạo đáp ứng tốt điều kiện của ngành học này.
- Đặc biệt, phải có những người thầy giỏi, tận tâm và biết truyền cảm hứng sáng tạo cho người học.
Tôi nghĩ, nếu đủ những yếu tố này thì người học rất dễ thành công trong tương lai.
- Giáo sư có lời khuyên gì cho các bạn khi theo học ngành AI không ạ?
Theo tôi, Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới và đầy thử thách. Ngoài niềm đam mê với AI thì khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng thay đổi, cùng với sự kiên trì và nỗ lực sẽ là điểm cộng lớn cho người học.
Tôi chúc tất cả các bạn đam mê ngành này tìm được môi trường học tập thích hợp, ngoài ra những ai chưa đủ điều kiện cũng có thể tham khảo các khóa ngắn hạn, hoặc một số chuyên đề ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào các ngành đào tạo khác. Tôi được biết, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn cũng tiến đến việc đưa chuyên đề AI vào những ngành như Kinh doanh, Thương mại, Logistics… Đây là một bước đệm rất hữu ích cho sinh viên khi tiếp cận sớm và hội nhập với cuộc CMCN 4.0 cũng như đổi mới trong hoạt động đào tạo.
Để xét tuyển vào chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) tại SIU, thí sinh có thể lựa chọn một trong 2 phương thức xét tuyển:
- Xét tuyển bằng kết quả thi THPT, mã trường SIU.
- Xét tuyển học bạ lớp 12 với thí sinh có học lực cả năm lớp 12 đạt loại khá trở lên, tổ hợp 3 môn xét tuyển từ 20 điểm trở lên.
Chi tiết về học bổng của chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) và các thông tin tuyển sinh, thí sinh liên hệ trực tiếp:
Phòng Tuyển sinh trường Đại học Quốc tế Sài Gòn - số 8C Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM.
Điện thoại: 028.3620.3932
Hotline: 0386.809.521
Email: admission@siu.edu.vn
Website: www.siu.edu.vn