Gợi ý đáp án đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Văn, Địa, Sử, GDCD
(Dân trí) - Chiều tối ngày 3/4, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia. Dưới đây là gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ Văn, Địa, Sử, Giáo dục công dân do tập thể giáo viên bên giáo dục HOCMAI thực hiện.
Đề thi tham khảo môn Ngữ Văn xem T ẠI ĐÂY
Tổ Ngữ Văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI
Phần | Câu | Gợi ý |
I | ĐỌC HIỂU | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận. | |
2 | Trong đoạn trích, trước khó khăn, nghịch cảnh, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ “can đảm cống hiến”, “hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người”, “xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi”. | |
3 | - Ý kiến của tác giả: Anh hùng không phải là một mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo có thể hiểu là con người vốn không ai hoàn hảo, toàn vẹn và người anh hùng cũng vậy. - Phủ nhận quan niệm thần thánh hóa; đồng thời mang lại cái nhìn khách quan về người anh hùng, họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc phải sai lầm như những người khác. | |
4 | Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách kiến giải sau: - Đồng tình với quan điểm của tác giả vì: + Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống: từ người giàu cho đến người nghèo, từ kẻ mạnh cho đến kẻ yếu, từ người lao động trí óc cho đến người lao động chân tay… + Đôi khi, chính từ sai lầm, thất bại, con người có được những bài học, kinh nghiệm để vươn lên và đi tới thành công, đóng góp những giá trị tích cực cho cuộc sống. Sự cống hiến ấy đáng được mọi người ghi nhận, tôn trọng. - Phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì một sai lầm. Đó là một cái nhìn phiến diện, thiếu đi sự cảm thông, thấu hiểu và dễ gây ra sự chán nản, bi quan về cuộc sống với những người có khát vọng cống hiến. | |
II | LÀM VĂN | |
1 | Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. | |
Đảm bảo yêu cầu về hình thức - Viết thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ). - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. | ||
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | ||
Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: “Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: + “Những hành động nhỏ” là những việc làm nhỏ, bình dị trong cuộc sống hàng ngày. + “Người anh hùng giữa đời thường” là cá nhân luôn sống và cống hiến những giá trị tích cực cho cộng đồng. - Bàn luận vấn đề: + Cái đẹp, cái tốt không nhất thiết phải là những cái lớn lao, kì vĩ. Những hành động nhỏ có ý nghĩa sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ cộng động, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. + Cá nhân thực hiện hành động nhỏ cống hiến, có ích cho cộng đồng sẽ trở thành những người anh hùng giữa cuộc sống đời thường. - Dẫn chứng: + Trong việc phòng chống tội phạm, những việc làm của các hiệp sĩ đường phố đã góp phần bảo vệ an ninh trật tự của các tuyến phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Trong đại dịch SAT – Covid 2, những y bác sĩ, chiến sĩ công an, anh bộ đội, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thanh niên, nhân dân,… đã có những hành động nhỏ bé như khám chữa bệnh, quyên góp lương thực, làm tình nguyện viên, tự giác cách li… Chính những hành động ấy đã cùng Đảng và Nhà nước góp phần chống lại dịch bệnh với lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc”. - Liên hệ đến hành động thực tiễn của bản thân. | ||
Chính tả, ngữ pháp | ||
Sáng tạo | ||
2 | Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) | |
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | ||
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. | ||
Nội dung 2. Phân tích a. Khái quát đôi nét về nhân vật Mị: Một cô gái H'mông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại. + Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra. Mị phải chịu đựng cuộc sống tàn khốc, không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, sức sống, sự phản kháng trước ách thống trị nhà thống lí dường như bị tê liệt. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc… - Thống lí Pá Tra đã áp dùng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa. b. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân: sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng. * Những tác nhân đã thức dậy ở Mị lòng ham sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài - Những tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có những tác động tích cực đối với cuộc đời Mị: + Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống và đầy màu sắc. + Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “tha thiết bổi hổi”. + Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã. - Mị vốn là một cô gái mạnh mẽ, khao khát tự do. → Tất cả đã đánh thức sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng người phụ nữ Tây Bắc. * Diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị - Đầu tiên, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sau bao tháng ngày câm lặng, Mị đã cất lên những lời “thì thầm mùa xuân”. - Trong không khí của đêm tình mùa xuân, Mị cũng “uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Cách uống rượu của Mị thể hiện một sức sống càng bị dồn nén thì càng bùng lên dữ dội. - Mị tìm lại chính mình thông qua những kí ức của quá khứ. Để rồi, Mị thấy “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình trẻ lắm, Mị cũng muốn được đi chơi. → Mị đã ý thức rõ về quyền sống, khát vọng hạnh phúc đã bừng tỉnh trong Mị. - Đối lập với quá khứ là hiện tại khổ đau, Mị chỉ muốn chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. - Tiếng sáo vẫn đang “lửng lơ bay ngoài đường”, giai điệu của tình yêu, hạnh phúc vẫn vang lên tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị. Những hành động cứ nối tiếp nhau: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “quấn tóc lại”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” để “đi chơi”. - Giữa lúc đó, Mị bị vùi dập một cách dã man bởi A Sử. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột khiến Mị “không cúi, không nghiêng được đầu”. Tuy nhiên, hành động đó chỉ trói buộc được thân xác Mị mà không ngăn cản được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn phụ nữ Tây Bắc. Hơi rượu và tiếng sáo nồng nàn vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi… * Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Dùng hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng. + Chủ yếu miêu tả bằng đời sống nội tâm. - Nghệ thuật kể chuyện: Dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật. * Nhận xét về giá trị nhân đạo - Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau; ca ngợi, trân trọng những khát vọng và sức sống của họ; niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người. | ||
Chính tả, ngữ pháp | ||
Sáng tạo |
Đề thi tham khảo môn Lịch sử xem TẠI ĐÂY
Đề thi tham khảo môn Địa Lí xem TẠI ĐÂY
Đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân xem TẠI ĐÂY
Nhật Hồng