Giáo viên chủ nhiệm là "đại sứ" ngăn chặn chống bạo lực học đường
(Dân trí) - Quan trọng nhất là vai trò giáo viên chủ nhiệm (GVCN), phải chiếm được sự tin tưởng từ học sinh và phụ huynh, là đại sứ trong phòng chống bạo lực học đường; trở thành người bạn đồng hành, người “nắn đường” cho các em thông qua những tâm sự, câu chuyện, hoàn cảnh…
Đó là cách được nhiều thầy, cô giáo chia sẻ tại “Hội nghị trực tuyến quán triệt các nội dung chỉ đạo về công tác phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ)” do Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên tổ chức chiều ngày 6/4 với sự tham gia của hơn 16.000 giáo viên, cán bộ quản lý tại gần 600 điểm cầu kết nối trực tiếp.
Giáo viên là đại sứ phòng chống bạo lực học đường
Chia sẻ về các mô hình phòng chống BLHĐ, cô Lê Thị Nguyệt, Hiệu trưởng trường THCS Triệu Quang Phục, (điểm cầu Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết, BLHĐ là hành vi làm tổn thương về sức khỏe và tinh thần cho bạn học của mình trong hoặc ngoài nhà trường. Thường xuất hiện ở các đối tượng học sinh hay trốn học, cãi lời thầy cô giáo, nghiệm game…
Ví dụ trong một tiết Giáo dục công dân có một học sinh nữ rất cá tính, ba tiết liền chưa viết bài, sau nhiều lần nhắc nhở những vẫn không chịu nghe lời. Chính vì vậy cô giáo bộ môn đã tách em học sinh này ngồi riêng 1 bàn; hành động đó khiến học sinh cảm thấy bị cách ly và lật tức phản kháng quá khích cãi lời, văng tục trước lớp. Khi đó, cô giáo bộ môn cũng lúc tức giận và có những lời nói quát mắng nhằm răn đe học trò.
Câu chuyện này rất dễ bắt gặp trong quá trình giảng dạy và tiếp thu bài của các em học sinh phổ thông. Tôi đưa ra ví dụ này để thấy được vị trí của người giáo viên trong công tác “giáo dục mềm”, làm tấm gương để các em noi theo, dù có gặp phải sự cố cũng cần bình tĩnh, chia sẻ và tìm hướng giải quyết ngay lật tức, cô Nguyệt nhấn mạnh.
Quan trọng nhất là vai trò giáo viên chủ nhiệm (GVCN), phải chiếm được sự tin tưởng từ học sinh và phụ huynh, là đại sứ trong phòng chống BLHĐ; trở thành người bạn đồng hành, người “nắn đường” cho các em thông qua những tâm sự, câu chuyện, hoàn cảnh… để đưa ra lời khuyên, tư vấn cho học trò.
Bên cạnh đó, cô Trần Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ, Hưng Yên) cho rằng, GVCN là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, thực hiện tốt được các mối liên hệ này thì mầm mống BLHĐ sẽ rất khó có cơ hội xảy ra.
Đồng thời, giáo viên quản lý cụ thể là hiệu trưởng, cũng có vai trò lớn trong ngăn chặn BLHĐ bằng các chỉ đạo thành lập tổ tư vấn học đường để theo dõi học sinh hàng ngày, hàng giờ. Thông qua đội sao đỏ để nắm bắt được sỹ số các lớp; tăng cường hoạt động Đoàn, văn nghệ thể thao, thi đua hăng hái nhằm kéo các em ra xa khỏi mầm mống BLHĐ
Xây dựng hình ảnh chuẩn mực, điển hình cho các thầy cô giáo, là điểm tựa cho học sinh và phụ huynh, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường liên tục. Từ đó hiểu được vai trò của mình, hoàn thiện bản thân và cũng là hoàn thiện ứng xử trước học sinh hư, dần dần uốn nắn các em vào khuôn khổ…
Hành động ngay trước khi quá muộn
Trước đó, theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên khi xuống trường làm việc và yêu cầu huyện Ân Thi xem xét quy trình cách chức đối với Chi ủy, Ban Giám hiệu trường THCS Phù Ủng, Tổng phụ trách Đội; xem xét kỷ luật Hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ đối với nhóm nữ sinh lớp 9 đánh bạn, lột đồng và tung clip lên mạng xã hội.
Riêng giáo viên chủ nhiệm cần bị xử lý nặng hơn "vì không nắm được tâm tư của học sinh". Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị Sở GD&ĐT khẩn trương tổ chức họp trực tuyến giáo viên toàn tỉnh để thông tin sự việc và rút kinh nghiệm.Top of Form
phát biểu.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên chia sẻ, sự việc đáng buồn vừa qua là bài học đắt giá cho ngành giáo dục toàn tỉnh, mong các thầy cô giáo sẽ lắng lại để rèn luyện mình tốt hơn nữa, cùng chia sẻ những cách làm hay vừa quản lý tốt, vừa gần gũi học sinh. Từ đó rút kinh nghiệm, ngăn chặn được tốt hơn; làm tiền đề tiến đến môi trường giáo dục lành mạnh, nói không với BLHĐ.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT tỉnh đã khẩn trương rà soát các địa phương trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chấn chỉnh các đơn vị còn thiếu xót trong triển khai mô hình phòng chống BLHĐ. Làm rõ tránh nhiệm của các thầy cô vừa “quy trách nhiệm”, vừa giúp xóa bỏ tối đa lỗ hổng trong giám sát, quản lý học sinh. Không được để tình trạng sau giờ tan học, giáo viên đã về nhà nhưng học sinh vẫn còn ở lại trường, ông Nguyễn Văn Phê nhấn mạnh.
Nhân dịp này, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên cho rằng, các thầy cô giáo cần nhìn thẳng vào hạn chế; dũng cảm, thẳng thắn với điểm chưa được để cùng đưa ra giải pháp trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
Đề nghị Sở GD&ĐT, phòng và các trường từ bậc học mầm non đến phổ thông cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham vấn tâm lý học đường; sát sao với các em để kiểm soát và kịp thời phát hiện các trường hợp đảm bảo vùng an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh trong và ngoài trường học.
Qua đó, ông Bùi Văn Linh mong ngành giáo dục toàn tỉnh nêu cao sự phối hợp giữa nhà trường, địa phương và gia đình trong quản lý học sinh; đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan công an nắm rõ được các hiện tượng, sự việc phát sinh của các em để ngay lập tức xử lý.
Quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành của cha mẹ học sinh cùng giáo dục, phát triển theo dõi thường xuyên để đưa ra phương pháp giáo dục hiệu quả cho các em có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
Hà Cường