Giáo sư trường Đại học UC Irvine giao lưu với học sinh Việt Nam

Vừa qua, Tiến sĩ David Neumark, Giáo sư Kinh tế của trường đại học University of California, phối hợp cùng Công ty tư vấn du học Golden Path Academics (GPA) thực hiện chương trình “Hỏi Giáo sư” (Ask the Professor).

Theo đó, cứ mỗi tháng một lần, Giáo sư sẽ trả lời những câu hỏi của  học sinh cũng như phụ huynh trên trang Golden Blog to Success về vấn đề nộp hồ sơ và theo học tại các trường đại học Mỹ. Ông đã làm việc tại hệ thống trường University of California (UC) trong 10 năm và đã làm giáo sư trong hơn 20 năm, vì thế ông có rất nhiều hiểu biết của người trong cuộc để chia sẻ với độc giả.Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số lời khuyên của Giáo sư Neumark dành cho học sinh Việt Nam.

Giáo sư trường Đại học UC Irvine giao lưu với học sinh Việt Nam - 1

Em muốn nộp đơn vào những trường STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học). Giáo sư có lời khuyên gì cho bài luận cá nhân (Personal Statement) để giúp làm rõ những mối quan tâm của em không ạ? (Trang Sat)

Đây là một câu hỏi hay.Có một điều cần phải làm rõ là các giáo sư thường không có sự dính dáng tới những quyết định tuyển sinh. Những người làm việc này là ban tuyển sinh và nhân viên, và họ tách biệt với chúng tôi. Vì thế, tôi không thể nói được nhiều về việc bạn nên viết gì trong bài luận cá nhân.Nhưng tôi sẽ nói cho bạn một số điều mà tôi biết.

Tôi cho rằng ban tuyển sinh nhìn vào hai thứ – chứng chỉ học vấn, vốn sẽ giúp họ tự tin vào khả năng thành công của bạn (học bạ, điểm thi…), và những thông tin khác trong hồ sơ cho thấy bạn sẽ góp phần giúp cộng đồng trong trường đầy sức sống và thú vị, cả trong lẫn ngoài lĩnh vực của bạn. Vì thế, tôi nghĩ việc bạn đạt thành tích tốt trong những môn thuộc khối STEM sẽ thể hiện được các mối quan tâm của bạn.Và trên hết, hãy sử dụng bài luận cá nhân để cho họ thấy những gì họ không thể thấy được từ học bạ và điểm thi của bạn. Nếu bạn đã làm được điều gì đó thú vị liên quan đến khối STEM, ví dụ như thắng giải thưởng ở một hội chợ khoa học, hay phát triển một sản phẩm, hay làm thực tập, thì bài luận cá nhân là nơi thể hiện điều đó, bởi chúng sẽ không xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trong hồ sơ của bạn. Và nếu bạn có thể mạng lại điều gì khác cho cộng đồng thì hãy nói về nó – những “đam mê” của bạn, theo như cách họ nói. Những trường đại học Mỹ độc đáo ở chỗ hầu hết các sinh viên đều sống tập trung trong ký túc xá và các trường muốn tạo dựng một cộng đồng lớn mạnh. Vì thế, họ muốn có những nhạc công, diễn viên, thủ lĩnh, vận động viên, và đủ các kiểu người khác nhau.

Nếu muốn theo học STEM thì có nhất định phải vào các trường top không ạ? Và làm thế nào để có bộ hồ sơ nổi bật? (Diệp Anh)

Hầu hết các trường đại học Mỹ đều có đủ các lĩnh vực, một số thì chuyên hẳn về lĩnh lực STEM (như Cal Tech hay MIT). Nhưng cũng có những trường kỹ thuật xuất sắc mà không được biết đến rộng rãi – như những trường trong nhóm Big Ten. Hơn nữa, khi học tại đại học Mỹ thì bạn phải học nhiều khóa khác ngành học của bạn, và bạn sẽ muốn theo học tại nơi có những khóa học ngoài lĩnh vực STEM thú vị và có những giáo sư giỏi. Biết đâu cuối cùng bạn lại học một ngành hoàn toàn khác thì sao? Ví dụ có rất nhiều sinh viên kỹ thuật chuyển sang học kinh tế, với những kiến thức về định lượng mà họ học được.

Còn một điều này nữa. Các nhà tuyển sinh đang rất muốn có thêm nhiều phụ nữ theo đuổi lĩnh vực STEM. Có thể bạn chưa biết, người Mỹ thường không thể đoán được giới tính của người châu Á thông qua tên của họ.Vì vậy, bạn cần phải làm rõ điều này trong bài luận cá nhân của mình. Nếu bạn là nữ và bạn từng giúp thúc đẩy những cô gái theo học lĩnh vực STEM thì chắc chắn phải nhấn mạnh điều đó. Còn một ẩn ý nữa, đấy là nếu bạn là nữ sinh và có kết quả tốt trong những môn STEM ở trung học phổ thông, và muốn theo học kỹ thuật, hãy nhắm thật cao vào – nhưng cũng đừng quên nộp vào các trường thuộc nhóm an toàn nhé.

Giáo sư trường Đại học UC Irvine giao lưu với học sinh Việt Nam - 2

Hệ thống trường University of California có khác biệt gì so với các trường đại học Mỹ khác không ạ? (T. My Trần)

Tôi có thể thành thật nói – mà không phải vì tôi làm trong đó nên nói thế đâu – rằng nhóm trường UC được công nhận là nhóm trường công số một trên thế giới. Một phần là bởi nó rất lớn, với những khu khuôn viên hàng đầu.Sở dĩ có điều này là bởi những người hoạch định chính sách và xã hội California – những người đóng thuế ấy – đều ủng hộ hệ thống này một cách mạnh mẽ. Ngược lại, những hệ thống trường đại học bang tốt ở nơi khác (Texas và Wisconsin) gần đây đã phải chịu ảnh hưởng chính trị và phải cắt giảm chi tiêu, bớt tập trung vào nghiên cứu… Tuy nhiên, đó vẫn là những trường đại học tuyệt vời.Tôi cho rằng Michigan và Virginia cũng đang được coi là những trường công hàng đầu.

Một ưu thế nữa của UC là bạn có thể nộp hồ sơ cho tất cả các trường trong hệ thống một cách dễ dàng, trừ việc phải mất thời gian ngồi tích vào từng ô trống đăng kí cho từng trường, thì bạn chỉ cần điền một bộ hồ sơ chung duy nhất mà thôi.

Làm thế nào để phân biệt và lựa chọn giữa các trường trong cùng hệ thống UC? (Hưng)

Hệ thống của UC có các trường với những đặc tính khác nhau. UC Berkeley và UCLA có tiếng nhất về mặt học thuật. San Diego, Davis, Santa Barbara và Irvine cũng mạnh về học thuật và có những điểm riêng biệt: Davis có môn trượt tuyết, Santa Barbara nằm trên biển và rất đẹp, còn San Diego là một thành phố lớn và vui tươi với khí hậu tuyệt vời. Và Irvine, nơi tôi làm việc, rất gần những bãi biển có thể nói là tốt nhất California (hầu hết các sinh viên đều sống quanh biển sau năm đầu tiên). Khu vực này cũng rất gần những cộng đồng nhập cư – bao gồm cả Westminster (tức “Tiểu Sài Gòn”), nơi có ẩm thực Việt Nam ngon nhất nước Mỹ (tất nhiên là không ngon bằng ở thành phố Hồ Chí Minh!).

Nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất về UC là việc nó nằm ở California! Đừng bảo với bố mẹ bạn điều này nhé, nhưng một khi đã đến đây thì có lẽ bạn không bao giờ muốn ra đi đâu.

Hạn nộp hồ sơ vào các trường ở trong hệ UClà 30 tháng 11. Để biết thêm chi tiết về các bước chuẩn bị hồ sơ, các vị phụ huynh và các em học sinh hãy gọi qua số 090 225 6088 (tpHCM) hoặc 090 225 3966 (Hà Nội).

Giáo sư trường Đại học UC Irvine giao lưu với học sinh Việt Nam - 3

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm