Giáo dục Việt Nam: E-learning khẳng định vị thế quan trọng
Hội thảo “Dạy - Học - Chia sẻ: Hội nhập Quốc tế” đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì tổ chức ngày 21/12 vừa qua, tập trung vào các vấn đề: Ứng dụng CNTT trong mô hình đào tạo từ xa (E-learning) và Thu hút sinh viên nước ngoài tham gia học tại Việt Nam.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ E-learning vào giáo dục nước nhà, Bộ Giáo dục - Đào tạo quyết định tổ chức buổi Hội thảo “Dạy - Học - Chia sẻ: Hội nhập Quốc tế” tại Hội trường Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hội thảo do Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo và giao cho Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì phối hợp với một số trường đại học và Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica tổ chức.
Với sự góp mặt của Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Bùi Văn Ga, TS. Trần Đình Châu - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, ông Mike Michalec - Nhà sáng lập EdTech Asia, Ban lãnh đạo Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica, lãnh đạo nhiều trường Đại học lớn và nhiều khách mời danh dự khác, một cuộc tọa đàm lớn về việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được mở ra ngay tại hội thảo. Đặc biệt, vấn đề thu hút sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam cũng được đưa ra thảo luận, phân tích.
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga phát biểu.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đánh giá chủ đề hội thảo phù hợp với những nội dung trong chương trình hành động của ngành giáo dục, trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Thứ trưởng cho rằng việc dạy và học trong thời đại ngày nay không còn bó hẹp trong phạm vi từng trường, từng quốc gia mà là sự kết nối của nhiều nền giáo dục khác nhau. Tri thức ngày nay được phổ biến nhanh chóng thông qua các kênh thông tin, truyền thông. Nhờ vậy, việc tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trở nên bình đẳng hơn với tất cả mọi người.
TS. Trần Đình Châu - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - đặt vấn đề giáo dục đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải chủ động hội nhập, “gạn đục khơi trong”, biết nắm bắt, học hỏi, chia sẻ với các nền giáo dục tiến bộ trên cơ sở điều kiện kinh tế chính trị, xã hội của nước ta.
TS. Trần Đình Châu phát biểu tại Hội thảo.
Trước sự phát triển như vũ bão của mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới, Việt Nam cũng tỏ ra không hề thua kém khi nhanh nhạy nhìn ra tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, thậm chí còn xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài mà Topica là đơn vị tiên phong. PGS. TS. Lê Văn Thanh - Hiệu trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội - cho biết Viện ĐH Mở cũng là đơn vị luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục với phương châm “Mở cơ hội học tập cho mọi người”. Do đó, Viện đã có những bước tiến rõ rệt trong phát triển chương trình đào tạo từ xa mà tiêu biểu là hợp tác với Topica vào năm 2009 để triển khai chương trình cử nhân trực tuyến.
Ông Mike Michalec - Đồng sáng lập EdTech Asia - chia sẻ quan điểm trong Hội thảo.
Ông Mike Michalec - Đồng sáng lập EdTech Asia - cho biết: “Năm 2015, sự đầu tư cho giáo dục đạt mức độ cao nhất, bằng 10-15 năm trước cộng lại. Đông Nam Á là khu vực có tốc độ phát triển E-learning lớn nhất, khiến nhiều nhà đầu tư để ý. Hiện ở Mỹ, đào tạo 2 chiều đang được triển khai rộng rãi, ví như ĐH Harvard vào tháng 8/2015 đã đưa ra hệ thống giúp các Giáo sư có thể tương tác với nhiều sinh viên 1 lúc. ĐH Adelaide (Úc) thậm chí còn định xóa bỏ toàn bộ giảng đường, đưa tài liệu lên kho thư viện điện tử để sinh viên tự học và chỉ lên lớp để thảo luận nhóm. Có thể dự đoán, trong tương lai, nhiều tổ chức, đơn vị ngoài ngành giáo dục cũng sẽ tham gia phát triển mô hình E-learning.”
Cũng tại phiên thảo luận, đã có nhiều ý kiến đóng góp tích cực, những trăn trở về sự phát triển của E-learning khi cơ hội và thách thức luôn song hành trong thời kì toàn cầu hóa. Ví như PGS. Đàm Quang Vinh đến từ Đại học KTQD đã đặt ra câu hỏi: “Chúng ta chấp nhận E-learning như thế nào?”, GS.TSKH. Trần Văn Nhung cũng băn khoăn: “Nên hiểu tiêu đề “Dạy - Học - Chia sẻ” như thế nào? Bản chất khoa học của chúng là gì?” hay những thắc mắc đầy tâm huyết song chưa có lời giải từ bà Lê Thị Minh Châu (Đại diện UNICEF). Tiếp thu những góp ý đó, Hội thảo đã có sự nhìn nhận nghiêm túc, sôi nổi trao đổi và tiếp tục ghi nhận nhiều bản tham luận giá trị khác.
GS. TSKH. Trần Văn Nhung đóng góp ý kiến tại Hội thảo.
TS. Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT/Nhà sáng lập Topica EdTech Group (Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica) - đã chia sẻ một số kinh nghiệm thu hút học viên quốc tế thu được thông qua ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến trong tiến trình gây dựng và phát triển Topica thành một Tổ hợp lớn mạnh như ngày nay. Với 7 năm nỗ lực không ngừng, Topica đã phát triển thành công 3 sản phẩm chính là Topica Uni, Topica Native và Topica Founder Institute; vươn ra các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia…. Dự kiến trong 3-5 năm tới, Topica sẽ phát triển 3-4 sản phẩm nữa phục vụ nhu cầu học tập “khổng lồ” của con người.
TS. Phạm Minh Tuấn đóng góp ý kiến tại Hội thảo.
Với việc phát triển công nghệ đào tạo trực tuyến, Việt Nam có thêm cơ sở vững chắc làm bàn đạp để tiến ra thế giới, nâng tầm giáo dục sánh chất lượng quốc tế. Mặt khác, gần đây, Topica đã hợp tác với chương trình đào tạo trực tuyến Coursera của Đại học Stanford nên việc thu hút sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam sẽ càng trở nên khả thi.
Có thể nói, Hội thảo này là tiền đề mở ra một trang mới cho nền giáo dục để bắt kịp với xu hướng thế giới, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người học khi công nghệ được áp dụng trong đào tạo.
Topica EdTech Philippines kí hợp đồng hợp tác với Đại học DMMMSU chiều ngày 21/12.
Topica đang tiếp tục mở rộng hợp tác với nhiều trường Đại học lớn trong khu vực để thực hiện sứ mệnh “Triệu người nâng trí tuệ”. Theo đó, cũng vào chiều ngày 21/12, Lễ kí kết hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Topica và trường Đại học Don Mariano Marcos Memorial State (DMMMSU) đã được diễn ra tại Hà Nội. Đây là trường Đại học thứ 3 tại Philippines mà Topica hợp tác để triển khai E-learning, cung cấp cơ hội học tập cho hàng nghìn người tại Đông Nam Á.
Tìm hiểu thêm về Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica tại đây.
Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. Tiền thân là dự án Topic64 do chính cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động, TOPICA hiện có khoảng 1000 nhân viên, 1400 giảng viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng. TOPICA Uni hiện đang cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 10 trường Đại học ở Việt Nam và Philippines để triển khai chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. TOPICA Native triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan và Việt Nam, là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass. TOPICA Founder Institute là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD. Website: https://topica.asia/ |