FPT Polytechnic: Đào tạo thực tiễn hướng tới việc làm cho sinh viên
(Dân trí)-FPT Polytechnic với triết lý đào tạo “Thực học-Thực nghiệp” mong muốn đưa đến những giá trị đào tạo thực tiễn hướng tới việc làm cho SV. Nhà trường sử dụng phương pháp học tập qua dự án (project-based-training) -một trong những phương pháp đào tạo tiên tiến nhất hiện nay và còn mới ở Việt Nam.
Ths. Vũ Chí Thành cho biết, tại FPT Polytechnic, bài học được thiết kế thành các dự án (project) cho từng học kỳ và bài tập thực tế (case study) cho từng môn học. Theo đó, nhà trường đưa các công việc thực tế trong doanh nghiệp vào bài giảng. SV sẽ được giao các nhiệm vụ, dự án ngay đầu giai đoạn để từng bước học hỏi và hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện được chương trình học trên, nhà trường tạo môi trường học tập giống doanh nghiệp với việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch học tập. SV được giao nhiệm vụ học tập giống như nhân viên. Các giờ học được tổ chức để giao việc và kiểm soát công việc.
Tại FPT Polytechnic, giảng viên sẽ đóng vai trò người hướng dẫn, từ đó xây dựng tinh thần tự học và luôn luôn học hỏi để đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ ngày càng nhanh của xã hội hiện đại. Nhà trường cũng áp dụng việc kiểm tra liên tục, kiểm tra tiến trình nhằm đảm bảo SV hiểu bài, làm được bài sau mỗi buổi học mà không phụ thuộc vào may rủi của việc thi cuối kỳ.
Bạn Phạm Cường Quyết - Cựu sinh viên FPT Polytechnic cho biết thêm, ở FPT Polytechnic, Quyết vừa được học kiến thức, vừa tích lũy được kinh nghiệm qua các bài tập thực tế, lại vừa được rèn luyện các kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm nên rất tự tin khi ra trường.
“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ngoài việc chưa có sự tương thích giữa dự báo Cung và Cầu của thị trường lao động, sự tương thích về cơ cấu trình độ đào tạo còn do sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chưa được đào tạo các kỹ năng nghề” Đó là nhận định của PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ - TB & XH.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về thợ kỹ thuật lành nghề. Cũng theo PGS.TS Cao Văn Sâm: “Nhu cầu lao động trực tiếp cao hơn rất nhiều so với nhu cầu lao động gián tiếp ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu lao động trực tiếp lên tới 90 - 95%.”
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT cho biết: “Từ nay đến năm 2015, công ty cần tuyển dụng thêm khoảng 9.000 người”. Nhưng vấn đề đặt ra là nguồn cung về nhân lực CNTT lại chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là vấn đề chất lượng. Thống kê gần đây cho thấy, có tới 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề, 70% sinh viên không thành thạo ngoại ngữ.
Câu chuyện “thừa thầy thiếu thợ” càng trở thành tâm điểm khi nhiều cử nhân, thạc sĩ đăng ký học lại trung cấp, cao đẳng nghề vì thất nghiệp, nhiều ứng viên không dám đưa tấm bằng đại học vào hồ sơ xin việc vì sợ mất cơ hội từ nhà tuyển dụng. Tấm bằng đại học không còn là tấm vé thông hành cho các cử nhân khi thị trường lao động đang bị bão hòa bởi số lượng lớn lao động có bằng đại học và sau đại học. Những ứng viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề với lợi thế về kiến thức cũng như kỹ năng được đào tạo bài bản đang có những cơ hội lớn trong việc cạnh tranh tìm kiếm cơ hội và phát triển nghề nghiệp.
Đã đến lúc các bậc phụ huynh và các em học sinh cần thay đổi quan điểm của mình về chọn trường, chọn nghề!
Trên thế giới hiện nay có 2 hệ thống đào tạo: hệ đại học Nghiên cứu và hệ đại học, cao đẳng Nghề (thực hành). Việc khuyến khích học các trường nghề đào tạo thợ giỏi để làm đúng nghề, phù hợp nhu cầu xã hội là xu hướng được ưa chuộng ở nhiều nước phát triển. Người học tại các trường nghề chiếm khoảng 80 - 85% và rất thành công với nghề mình đã chọn.
Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic là một trong những trường đầu tiên ở Việt Nam theo đuổi mô hình đào tạo nghề chất lượng cao. Với triết lý đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” hướng đến mục tiêu giúp sinh viên thuần thục các kỹ năng thực tế của công việc sau khi ra trường, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nguồn nhân lực, cung cấp nhiều “thợ tốt” ở 6 chuyên ngành mà xã hội đang thiếu nhân lực có tay nghề như: Thiết kế, lập trình website, Ứng dụng CNTT, Lập trình máy tính - thiết bị di động, Thiết kế đồ họa - mỹ thuật đa phương tiện, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Marketing & Sales.
Nhờ được trang bị toàn diện từ kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, tiếng Anh và tin học; được cọ sát với công việc thông qua các dự án thực tế (project-based training), sinh viên FPT Polytechnic khi ra trường có khả năng hòa nhập môi trường và đáp ứng công việc tốt.
Thông tin khách mời:
Ông tốt nghiệp đại học tại khoa Toán, Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU), bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Học viện kỹ thuật quân sự. Ông còn là Tổng giám đốc Học viện quốc tế FPT, Chủ tịch Hội tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA), Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Đại biểu HĐND thành phố Hồ Chí Minh. Từ 20/4/2012, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội ĐH, CĐ ngoài công lập.
ThS Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội. Học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ, anh có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới World Bank tại Washington DC, và trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác Sinh viên - FPT Polytechnic và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội từ năm 2011.
Phạm Cường Quyết, cựu sinh viên FPT Polytechnic khóa 7.2, ngành Ứng dụng CNTT. Hiện là kỹ thuật viên tại Công ty Samsung Electronics Vietnam với thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.