Đừng để điểm số, thành tích, sự kỳ vọng của cha mẹ trở thành gánh nặng đối với trẻ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Áp lực học tập từ điểm số, thành tích là nguyên nhân chính gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh hiện nay.

Trên vai là gánh nặng về điểm số, thành tích, sự kỳ vọng…

Chỉ trong 2 tháng qua, có ít nhất 4 trường hợp trẻ em lựa chọn cách tiêu cực nhất để giải quyết những áp lực từ học tập đã khiến nhiều phụ huynh phải giật mình. Đây cũng là hồi chuông báo động tới nhiều cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến tâm sinh lý của con ở lứa tuổi teen.

Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng, mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Thậm chí, bắt con chạy theo thành tích vì lòng ích kỷ, ganh đua giữa các phụ huynh với nhau, sợ con có thời gian rảnh sẽ sa ngã vào những trò chơi vô bổ hoặc bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học…

Đừng để điểm số, thành tích, sự kỳ vọng của cha mẹ trở thành gánh nặng đối với trẻ - 1
Học sinh có quyền vui chơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa áp lực học tập. (Ảnh: CEO High School).

Học sinh có quyền vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa tâm lý, áp lực. Tuy nhiên, nhiều học sinh khi tan trường thì bị phụ huynh đưa đến những "lò" học thêm. Đặc biệt, với học sinh cuối cấp thì áp lực học thêm lại càng lớn, vì mong muốn con mình phải vào trường chuyên, trường điểm hoặc trường công lập của nhiều phụ huynh.

Từ kết quả khảo sát trên thực tế, có đến gần 80% học sinh, sinh viên chỉ ngủ dưới 8 tiếng một ngày. Rất nhiều trẻ em dù mới chỉ học cấp 2 đã phải thức đến 11 - 12h đêm để học bài, hôm sau lại dậy sớm từ 5 - 6h sáng để ôn tập. Các khảo sát cũng cho thấy cứ 10 học sinh thiếu ngủ thì có đến 8 em cảm thấy rất mệt mỏi trên lớp, khả năng tiếp thu cũng giảm sút.

Ở Việt Nam hiện nay, thành tích học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi học sinh là khác nhau, có em không giỏi toán nhưng lại giỏi văn; có em không giỏi ghi nhớ nhưng lại có kỹ năng thuyết trình rất tốt. Nhưng phụ huynh lại chỉ nhìn qua điểm số để đánh giá năng lực của con, không chịu chấp nhận các năng lực, cố gắng của con.

Vậy áp lực học tập từ đâu?

Hiện nay, khối lượng bài tập của học sinh Việt Nam ở lớp học chính và các lớp học thêm khác đang gia tăng rất nhiều, đặc biệt là vào mùa thi cử. Trong khi đó đa số các lớp học thêm vẫn thiên về lý thuyết trên sách vở (từ Sách giáo khoa đến Sách nâng cao) mà thiếu đi các lớp học thể thao, năng khiếu, kỹ năng sống.... Mặc dù, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống đã được chú trọng nhưng chưa thực sự phát huy tính hiệu quả thực tế.

Đáng chú ý, ở Việt Nam, người lớn vẫn chú trọng nhiều đến thành tích và điểm số của con em mình. Chính điều này đã tạo tâm lý nặng nề và tạo áp lực cho học sinh. Việc xếp hạng và đánh giá năng lực học sinh trong nhà trường vẫn đang căn cứ hoàn toàn vào điểm số qua các bài thi kiểm tra kiến thức sách vở mà chưa bổ sung thêm phần trải nghiệm thực tế rút ra sau quá trình học tập hay kỹ năng sống được cải thiện sau quá trình rèn luyện.

Vì quá đặt nặng thành tích nên khi các em có thành tích học tập tốt sẽ nhận được thiện cảm từ thầy cô, được bạn bè yêu mến, nhưng nếu không duy trì được kết quả tốt, bố mẹ và thầy cô sẽ tỏ ra thất vọng khiến trẻ hình thành áp lực học tập do sợ bản thân thua kém với người khác. Thời gian ngồi học trên lớp quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho học sinh, khiến các em mất đi hứng thú và cảm thấy nhàm chán.

Đừng để điểm số, thành tích, sự kỳ vọng của cha mẹ trở thành gánh nặng đối với trẻ - 2
Nền giáo dục chú trọng đến thành tích và điểm số gây ra tâm lý nặng nề và áp lực cho học sinh. (Ảnh: CEO High School).

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh hiện nay. Các thống kê cũng cho thấy, có đến gần 80% trẻ không được ngủ đủ giấc, luôn trong trạng thái mệt mỏi. Việc thiếu ngủ khiến tâm trí trẻ lúc nào cũng "căng như dây đàn", tiếp thu bài chậm hơn hay thường trong tình trạng lơ đãng.

Các nghiên cứu cho thấy, áp lực học tập còn khiến học sinh trở nên thiếu sức sống, chậm chạp khi tham gia các hoạt động thể chất, làm tăng nguy cơ béo phì, gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp. Các dấu hiệu trầm cảm học đường thường khá rõ ràng nhưng không ít phụ huynh lại bỏ qua và cho rằng con đang mệt mỏi dẫn đến tình trạng ngày càng tệ hơn.

Cha mẹ lựa chọn môi trường học tập để con trở thành người hạnh phúc!

Theo nhiều chuyên gia, trẻ em rất nhạy cảm, dễ tổn thương, vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, cởi mở và tinh tế để các em biết chia sẻ và lắng nghe. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên đặt nặng vấn đề điểm số, thành tích hay trách móc mỗi khi con bị điểm kém. Khuyến khích con tham gia các hoạt động trải nghiệm cộng đồng và dành cho con những giây phút nghỉ ngơi thư giãn phù hợp.

Đặc biệt, việc chủ động chọn trường cấp 3 của cha mẹ sẽ giúp con giải tỏa rất nhiều căng thẳng, áp lực học tập. Cha mẹ nên bàn bạc kỹ với con về môi trường học tập tương lai, thảo luận với con về các mục tiêu, năng lực học tập, điểm mạnh - điểm yếu, từ đó chủ động chọn trường cấp 3 có định hướng phù hợp với con.

Hiện nay, việc lựa chọn vào lớp 10 THPT công lập không phải là hướng đi duy nhất, có rất nhiều mô hình đào tạo ưu việt mang đến cơ hội học tập, trải nghiệm đa dạng cho học sinh theo xu hướng phù hợp với năng lực, tố chất của cá nhân. Quan trọng hơn, những môi trường đó giảm tải áp lực học tập, phù hợp với mục tiêu của học sinh và phụ huynh.

Với trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi Hệ thống Giáo dục CEO Việt Nam High School, môi trường học tập không áp lực về điểm số, học sinh được phát triển cân bằng "Thân - Tâm - Tuệ", xác định được mục tiêu tương lai thay vì dốc toàn lực để có một chiếc học bạ đẹp. Học sinh có góc nhìn cuộc sống, hiểu biết xã hội và xác định được lộ trình phát triển bản thân thay vì chỉ học lý thuyết suông trên sách vở.

Đừng để điểm số, thành tích, sự kỳ vọng của cha mẹ trở thành gánh nặng đối với trẻ - 3
Học sinh CEO High School thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em giảm tải áp lực học tập trên lớp. (Ảnh: CEO High School).

Trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School với mô hình rèn luyện theo phong cách quân đội khép kín cùng nhiều chương trình đào tạo khác biệt như: Phương pháp huấn luyện CEO Style chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm, trải nghiệm học tập và định hướng học sinh trở thành doanh nhân tương lai, những công dân tử tế, hạnh phúc và thành công khi luôn làm chủ được cuộc đời mình. Học sinh CEO High School thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn, trưởng thành hơn.

Đặc biệt, ngoài chương trình THPT chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo học sinh trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School còn được học tập kiến thức về cuộc sống, kinh tế, tài chính cùng những doanh nhân thành đạt... Từ đó, học sinh được trang bị thêm nền tảng kiến thức về đời sống - kinh doanh, rèn luyện tư duy chủ động và nhạy bén để nắm bắt mọi cơ hội, phấn đấu cho mục tiêu tương lai của mình.

Như vậy, để giải quyết được căng thẳng, áp lực học tập cho trẻ, phụ huynh cần thay đổi tư duy và hành động. Ngoài ra, đối với các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi vị thành niên, trong cuộc sống hàng ngày nên coi mình là "bạn" của con, dành thời gian lắng nghe con tâm sự, chia sẻ… từ đó mới có thể thấu hiểu, hướng dẫn cho con đi đúng hướng nhất.

Mọi thông tin chi tiết, các quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo TẠI ĐÂY 

Thông tin liên hệ:

Trường Trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School

- Địa chỉ: Số 2A đường Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Email: info@thptphamngulao.edu.vn

- SĐT: 0788 77 66 22

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm