Du học sinh Việt trên khắp thế giới hòa mình vào không khí chào năm mới

(Dân trí) - Hàng ngàn du học sinh Việt đang học tập, sinh sống tại nước ngoài đã hòa mình vào không khí náo nhiệt, ngập tràn ánh sáng, hân hoan chia tay năm cũ và đón chờ những điều may mắn, hạnh phúc của năm mới 2019.

Kỳ nghỉ lễ dương lịch là một trong những kỳ nghỉ dài nhất với sinh viên. Hầu hết ai cũng tận dụng cơ hội này để về nước thăm gia đình. Thế nhưng cũng có không ít người quyết định ở lại do điều kiện không cho phép hoặc để trải nghiệm cảm giác đón năm mới ở các quốc gia khác nhau.

Tùy phong tục tập quán và truyền thống văn hóa, sinh viên Việt ở mỗi quốc gia trên thế giới cũng có những cách thức đón năm mới 2019 mang đậm bản sắc riêng.

Australia

Australia là một trong những quốc gia đón giao thừa sớm nhất thế giới.


Khác với thời tiết ở những nước Châu Âu – và Mỹ thì Australia lại đón Tết trong tiết trời oi bức của mùa hè.

Khác với thời tiết ở những nước Châu Âu – và Mỹ thì Australia lại đón Tết trong tiết trời oi bức của mùa hè.

Nhiều người dân và khách du lịch tại thành phố Sydney đã tập trung tại các địa điểm công cộng từ sớm để chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Theo chị Nguyễn Lan Anh (nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Đại học Macquarie), hơn 1,5 triệu khán giả đã tập trung ở các bãi biển và công viên ở Sydney để đón xem pháo hóa mừng năm mới. Từ hôm qua, dân cư thành phố Sydney và khách du lịch đã tới cảng để giành được những địa điểm tốt nhất xem màn bắn pháo hoa giao thừa.


Người dân bản xứ có các hoạt động ở trên đường phố rất hấp dẫn và thu hút nhiều du khách tham gia như cắm trại, tổ chức BBQ, lễ hội âm nhạc.

Người dân bản xứ có các hoạt động ở trên đường phố rất hấp dẫn và thu hút nhiều du khách tham gia như cắm trại, tổ chức BBQ, lễ hội âm nhạc.

Hơn nữa, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chính quyền sở tại có màn trình diễn pháo hoa lớn kỷ lục với nhiều hiệu ứng và màu sắc mới tới 12 phút đêm giao thừa.


Người dân tham dự các hoạt động bên lề chào mừng năm mới.

Người dân tham dự các hoạt động bên lề chào mừng năm mới.

Là một du học sinh Việt tại Australia, bạn Vũ Hồng Nam (hiện sinh sống, học tập tại Brisbane) chia sẻ về không khí đón năm mới: “Rất nhộn nhịp và đông đúc. Mọi người đổ ra đường đi “countdown” và xem pháo hoa từ chiều khiến những con phố đông nghẹt.”


Các đường phố tập trung đông đúc người dân chờ xem bắn pháo hoa.

Các đường phố tập trung đông đúc người dân chờ xem bắn pháo hoa.


Pháo hoa thắp sáng bầu trời ở Australia. (Ảnh: Getty)

Pháo hoa thắp sáng bầu trời ở Australia. (Ảnh: Getty)

Nam và các bạn của mình cũng ra ngoài xem pháo hoa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Nam sinh 9X này cho biết, năm nay dự định đi du lịch tại Mỹ nhưng rất tiếc nuối khi không được xem trực tiếp màn pháo hoa tại Australia vì Australia vẫn là một trong những nước “danh bất hư truyền” về pháo hoa, nên anh chàng quyết định ở lại Australia.

Nguyễn Hoàng Nam (sinh viên năm 4 trường Đại học Newcastle) cũng xuống phố để chiêm ngưỡng "đại tiệc" pháo hoa không khỏi choáng ngợp: “Em rất ngạc nhiên khi được chứng kiến màn pháo hoa hoành tráng như vậy. Kì vĩ và lộng lẫy cũng không thể diễn tả được hết. Thật sự không thể diễn tả được bằng lời. Vô cùng xuất sắc!”

Bầu trời Melbourne (Australia) rực rỡ trong thời khắc giao thừa 2019

Kim Oanh (sinh viên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Victoria) nói về đặc trưng Tết của Australia “Theo cái nhìn của em, Tết không chỉ là ngày 30 hay mồng 1, mà Tết còn gắn liền với những lễ hội đa văn hóa kéo dài đến tháng 1, tháng 2 hay thậm chí là tháng 3 – lúc mà Việt Nam bắt đầu đón Tết Âm lịch.

Vì Australia là một trong những đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc nhất thế giới nên mỗi lần Tết đến hay có dịp đặc biệt thế này thì ở một số điểm trong thành phố Melbourne, họ thường tổ chức hội chợ tết nơi hàng hóa, thực phẩm, trò chơi và các hoạt động đều diễn ra”.

Theo Oanh, hội chợ tết của người Việt Nam mình ở nước Australia khá là đa dạng và ý nghĩa vì đó là lúc mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại chào mừng năm mới, đón tết không chỉ với gia đình mà còn với cộng đồng.

Có mặt trong dòng người đang đổ về trung tâm thành phố để đón chào thời khắc giao thừa, Kim Oanh cho hay: “Người Việt Nam mình thường có câu “Vui như Tết”, thì đó thực sự đã miêu tả hết cảm nhận của em về Tết Dương lịch ở xứ sở Kangaroo lúc này”.


Kim Oanh (ở giữa) cùng các bạn của mình tại Australia.

Kim Oanh (ở giữa) cùng các bạn của mình tại Australia.

Nhật Bản

Nhật Bản đón năm mới 2019 trước Việt Nam 2 tiếng. Dù Nhật Bản là một đất nước châu Á nhưng đất nước này lại lấy Tết Dương lịch là ngày Tết quan trọng nhất để khởi đầu năm mới.

Hoàng Phương Hải Châu (sinh viên ngành Kinh tế tại Đại học Tsukuba) cho biết, đặc trưng nhất của Tết Nhật Bản là mọi người sẽ ăn mì soba vào khoảnh khắc giao thừa. Bạn phải ăn nhanh trước thời khắc sang năm mới để báo hiệu một năm dài như sợi mì đã qua đi và bạn đã sẵn sàng cho những sự kiện mới mẻ.

Cụm từ mà mọi người nhắc nhiều nhất vào năm mới là Osechi Ryori (các món ăn mừng năm mới). Cả gia đình Nhật thường quây quần ăn những món này vào ngày đầu năm. Đây là một điểm khá tương đồng với văn hoá Việt Nam và “cầu sung dừa đủ xoài”, mỗi món ăn của người Nhật lại mang một biểu tượng và ý nghĩa nhất định.


Hoàng Phương Hải Châu trong khung cảnh tuyết rơi trắng trời.

Hoàng Phương Hải Châu trong khung cảnh tuyết rơi trắng trời.

Vũ Mai Chi (sinh viên năm hai tại Đại học Tokyo) cũng hòa vào dòng người đi “countdown” ở Giao lộ Shibuya nói: “Nhiệt độ ngoài trời tuy chỉ 2 độ C, nhưng bao trùm đó là một không khí vừa ấm áp, thiêng liêng và náo nhiệt của thời khắc chuyển giao năm mới.”


Người dân Nhật Bản đổ ra đường vào thời khắc giao thừa.

Người dân Nhật Bản đổ ra đường vào thời khắc giao thừa.

Ở Nhật Bản, vào thời khắc giao thừa, tại các chùa chiền trên khắp nước Nhật, các nhà sư đánh 108 tiếng chuông trừ tịch để đón năm mới. Mọi người thường tập trung tại đền thờ, chùa ở khu vực nơi mình sinh sống vừa đón năm mới, vừa viết khai bút, vừa cầu chúc cho bản thân, gia đình và người thân một năm có nhiều sức khỏe”.

Singapore


Khoảnh khắc ấn tượng tại Singapore trước thời khắc chuyển giao năm cũ - năm mới. (Ảnh: Reuters)

Khoảnh khắc ấn tượng tại Singapore trước thời khắc chuyển giao năm cũ - năm mới. (Ảnh: Reuters)

Màn pháo hoa trước giao thừa ở Singapore khiến khung cảnh Merlion Park trở nên lung linh. Đảo quốc sư tử là một trong những nơi có màn trình diễn ánh sáng, màu sắc, vũ điệu xuất sắc nhất đêm giao thừa ở châu Á hàng năm.

Phan Thùy Trang, đang theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại trường đại học James Cook University Singapore, cho biết, Tết Dương lịch ở Singapore khá giống ở Việt Nam. Do đa phần dân là người gốc Hoa nên phong tục ăn Tết ở đây giống như Việt Nam.

“Năm 2019 sẽ là lần thứ hai em đón tết Dương lịch ở Singapore. Người dân ở quốc đảo này, cũng như người Việt mình, vẫn coi tết Âm lịch quan trọng hơn.

Bởi vậy nên Giáng sinh và Tết Dương lịch, sinh viên bọn em cũng chỉ được nghỉ đúng ngày lễ”, Trang nói.


Orchard Road được trang hoàng đẹp đẽ đón năm mới.

Orchard Road được trang hoàng đẹp đẽ đón năm mới.

Tuy nhiên, do mỗi đợt Tết Dương lịch đều rơi vào tầm gần cuối kì học, các sinh viên phải hoàn thành các bài tập để kịp cho kì thi cuối kì trước khi kết thúc một kì học và kì nghỉ Tết Âm lịch.

Phan Trang dành thời gian Tết Dương lịch này học và hoàn thiện các bài luận để có một Tết Âm lịch vui và trọn vẹn bên gia đình tại Việt Nam.

Trang chia sẻ: “Nhìn mọi người đi chơi cũng háo hức lắm, nhưng em và các bạn cố gắng thi thật tốt để xả hơi vào Tết Nguyên đán”.

Pháp

Hoàng Trung Dũng (nghiên cứu sinh tại ĐH ESC Rennes) cho biết, có câu nói: "Người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới". Họ bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc.

Người Pháp quan niệm, vào ngày tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm không may. Ngoài ra, trong ngày đầu năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm.

Năm mới là dịp để du sinh viên Việt Nam gặp gỡ, xích lại gần nhau sau quãng thời gian học tập căng thẳng, sinh sống xa nhà.

Nguyễn Thị Thanh Mai (sinh viên ngành Du lịch quản trị khách sạn tại Vatel hosspitality n tourism bordeaux) chia sẻ: “Đón tết nước ngoài thường là khoảng thời gian để em đi chơi với bạn bè. Đối với em thì tết Dương lịch ở Pháp cũng không có gì quá đặc biệt, vẫn như bao nhiêu ngày khác ở đây.”


Thanh Mai (đầu tiên từ bên phải sang) đón Tết Dương lịch ấm cúng cùng bạn bè.

Thanh Mai (đầu tiên từ bên phải sang) đón Tết Dương lịch ấm cúng cùng bạn bè.

Anh

Để đón chào thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đường phố Anh trang hoàng rực rỡ và lung linh. Mọi người đổ xuống đường sắm sửa đồ, tham gia các hoạt động mừng năm 2019.


Đường phố được trang hoàng lộng lẫy để chào đón năm mới tại Anh.

Đường phố được trang hoàng lộng lẫy để chào đón năm mới tại Anh.


Ngay từ sáng, mọi người đã tập trung về các phố lớn.

Ngay từ sáng, mọi người đã tập trung về các phố lớn.

Đinh Xuân Thái (sinh viên Việt Nam đang học tập tại Scotland của Anh), cho biết hầu hết mọi người tập trung ở các quán bar và gần đến khi giao thừa mới đổ ra đường để xem pháo hoa.


Người dân dành thời gian cuối năm đi mua sắm.

Người dân dành thời gian cuối năm đi mua sắm.

Nguyễn Xuân Phương (sinh viên ngành Tài chính ngân hàng của trường University of the West of England) cho hay, ngay sau kì nghỉ lễ, sinh viên sẽ có một kì thi.

“Tết là khoảng thời gian mọi người dành thời gian cho gia đình và ở Anh cũng vậy. Nhưng Tết ở Anh không dài. Người dân thường mở tiệc vào 24/12 và 31/12. Ngoài ra, mọi hoạt động khác vẫn bình thường. Hôm nay, em có lên thư viện học và tưởng là sẽ vắng nhưng trái lại, rất đông sinh viên Anh đến học”, Phương nói.


Nguyễn Xuân Phương tranh thủ thời gian rảnh xuống phố tận hưởng không khí năm mới 2019.

Nguyễn Xuân Phương tranh thủ thời gian rảnh xuống phố tận hưởng không khí năm mới 2019.

Liên bang Nga

Theo múi giờ, nước Nga chuyển sang năm mới sau Việt Nam 4 tiếng.


Để đón chào năm mới 2019, khắp nơi trên đất nước Nga đặc biệt là ở thủ đô Moscow và các thành phố lớn như Saint-Petersburg đều được trang hoàng lộng lẫy.

Để đón chào năm mới 2019, khắp nơi trên đất nước Nga đặc biệt là ở thủ đô Moscow và các thành phố lớn như Saint-Petersburg đều được trang hoàng lộng lẫy.


Các cây thông với đủ kích cỡ to, nhỏ, cùng các quả cầu tuyết lấp lánh được bố trí ở khắp các đường phố trung tâm, công viên, quảng trường...

Các cây thông với đủ kích cỡ to, nhỏ, cùng các quả cầu tuyết lấp lánh được bố trí ở khắp các đường phố trung tâm, công viên, quảng trường...


Mọi khung cảnh tại Nga đều toát lên sự ấm áp.

Mọi khung cảnh tại Nga đều toát lên sự ấm áp.


Hơn 100.000 nhân viên an ninh đã được huy động trên khắp nước Nga để đảm bảo an toàn cho lễ đón năm mới.

Hơn 100.000 nhân viên an ninh đã được huy động trên khắp nước Nga để đảm bảo an toàn cho lễ đón năm mới.


Các du học sinh Việt Nam và người dân Nga thường chọn đến quảng trường Đỏ để xem ca nhạc, pháo hoa và đếm ngược chờ đón năm 2019.

Các du học sinh Việt Nam và người dân Nga thường chọn đến quảng trường Đỏ để xem ca nhạc, pháo hoa và đếm ngược chờ đón năm 2019.

Đặng Xuân Cường (sinh viên năm 4 trường Đại học Công nghệ bưu chính viễn thông) nói: “Tết bên này rất đẹp, đường phố đèn điện sáng. Những ngày 30/12, 31/12, mọi người tập trung về Quảng trường đỏ rất đông.”


Xuân Cường (thứ hai từ bên trái sang) cùng bạn bè đi chơi năm mới.

Xuân Cường (thứ hai từ bên trái sang) cùng bạn bè đi chơi năm mới.

Hòa chung không khí với người dân tại thành phố Moscow, các bạn sinh viên Việt Nam tại đây tập trung đông đủ ở Quảng trường Đỏ. Khi chuông đồng hồ điểm 12h00, mọi người cùng hô vang: “С Новым годом!”

Thanh Huyền (sinh viên trường Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga) chia sẻ: “Em và nhiều người dân Nga cảm thấy thất vọng vì năm nay, chính quyền, trung tâm thủ đô Quảng trường Đỏ di chuyển địa điểm bắn sang phía sau xa nhà tòa thờ mà không thông báo trước.

Tuy nhiên, nhìn từ xa, pháo hoa vẫn rất đẹp và không khí đón năm mới với mọi người trên phố vô cùng ấm áp.”

Video 3:

Màn trình diễn pháo hoa tại Moscow, Nga


Cũng tại Nga, không xuống phố, các nghiên cứu sinh Việt Nam quây quần đón năm mới tại kí túc xá.

Cũng tại Nga, không xuống phố, các nghiên cứu sinh Việt Nam quây quần đón năm mới tại kí túc xá.

Năm 2018 đã khép lại với nhiều dấu ấn tốt đẹp của các du học sinh Việt trên khắp thế giới. Hi vọng năm 2019 sẽ mang đến cho các sinh viên Việt Nam đang học tập, sinh sống tại nước ngoài những điều tuyệt vời và may mắn.

Hồng Vân

Ảnh và video: NVCC