Điểm thi không như ý, con đường nào cho GenZ đam mê Công nghệ thông tin?
(Dân trí) - Với mức điểm chuẩn khá cao, số lượng hồ sơ đăng ký nguyện vọng tăng mạnh, ngành Công nghệ thông tin đang có sự cạnh tranh rất lớn trong kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT năm 2022.
Ngành Công nghệ thông tin đang thu hút rất nhiều bạn trẻ trong kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT 2022. Tuy đề thi tốt nghiệp THPT năm nay có sự phân hóa tốt, mặt bằng chung bài thi không quá khó, thế nhưng Công nghệ thông tin lại là một trong số ít ngành hot được các chuyên gia dự báo sẽ tăng điểm chuẩn đầu vào do tỷ lệ cạnh tranh khá lớn.
Đặc biệt cần nhìn lại điểm chuẩn của ngành Công nghệ thông tin những năm gần đây vốn đã ở mức khá cao. Năm 2021, các trường ở phân khúc trung bình - khá cân đối điểm chuẩn ở mức 22,5-26,5. Một số trường top đầu đã ghi nhận mức điểm chuẩn "khắt khe" lên đến 27,5-29 điểm. Liên tiếp năm 2020 và 2021, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội đều là ngành học có điểm chuẩn cao nhất với 29,04 và 28,43 điểm. Tức là nhiều em học sinh đạt điểm 10 vẫn khó có khả năng đỗ vào ngành hot này của trường.
Năm nay, các trường đại học trên Toàn quốc đã mở rộng hình thức xét tuyển đầu vào bằng Học bạ, điểm thi đánh giá năng lực và một số hình thức xét tuyển thẳng khác. Điều này làm giảm đi số chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT, ngẫu nhiên đưa tỷ lệ cạnh tranh của hình thức này lên cao hơn, đặc biệt ở các ngành hot. Chính vì vậy, cơ hội được học ngành Công nghệ thông tin dường như không dành cho GenZ nào học tài thi phận - dù rất nhiều bạn đam mê và yêu thích ngành học này.
Dự báo tình hình tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin năm 2022
Giữa thời điểm "nóng" nhất của cuộc chạy đua chọn ngành, chọn trường, chọn lối đi tương lai, VTI Education đã tổ chức Tọa đàm tư vấn hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin cho các bạn học sinh. Tọa đàm với chủ đề "Điểm thi không như ý, con đường nào cho GenZ đam mê Công nghệ thông tin?" đã thu hút rất nhiều bạn trẻ và các vị phụ huynh trên cả nước tham gia nhận tư vấn và tìm hiểu.
Ngay khi chương trình mới bắt đầu, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các diễn giả, cho thấy sức hút của ngành nghề này là rất cao, cũng như nỗi băn khoăn, lo lắng của phụ huynh và học sinh là có thật giữa những biến động điểm số những năm gần đây.
Trả lời câu hỏi dự báo về tình hình tuyển sinh đại học trong nước năm nay Tiến sĩ Trần Văn Tính - Trưởng bộ môn Giáo dục và Phát triển con người (Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội) phát biểu: "Qua khảo sát sơ bộ trên tình hình làm bài thi của hơn 2.000 thí sinh, chúng tôi nhận định rằng điểm đầu vào các trường năm nay có thể cao hơn năm ngoái 1 chút, thể hiện rõ nhất ở một số nhóm ngành top đầu".
Theo phân tích của Tiến sĩ, 5 ngành nghề top đầu được đánh giá dựa trên sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ gần đây, cũng như tiềm năng phát triển và nhu cầu nhân lực trong tương lai xa. 5 ngành nghề top đầu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bao gồm:
1. Công nghệ thông tin: Bao gồm công nghệ thông tin chuyên môn sâu (phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng…) và Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính…
2. Công nghệ tự động hóa (Cơ điện tử, điện tử, điều khiển tự động, chế tạo ô tô, chế tạo vật liệu…).
3. Các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D.
4. Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh.
5. Nhóm ngành quản trị, dịch vụ quản trị tài chính - đầu tư, logistic, dinh dưỡng.
Trong đó, ngành Công nghệ thông tin được nhận định là "vùng phát triển" màu mỡ nhất trong thế kỷ 21, với tiềm năng phát triển cực kỳ cao, nhu cầu thiếu hụt nhân sự khổng lồ trong hiện tại và cả tương lai xa.
Theo Tiến sĩ, sức cạnh tranh trong kỳ tuyển sinh trong nước cũng tăng lên sau dịch Covid-19. Và đặc biệt là rất khó để dự đoán chính xác điểm đỗ vào ngành - do số lượng thí sinh có sự biến động, và không thể không nhắc đến lạm phát điểm trong những năm gần đây. Chính vì vậy, các thí sinh cần hết sức thận trọng và không nên chủ quan với bài thi của mình. Mỗi người cần có "chiến lược" chọn ngành, chọn trường thật an toàn, để chắc chắn các em được học đúng ngành, đúng nghề mình yêu thích với chương trình đào tạo chất lượng.
Lựa chọn con đường nào để đến với ngành Công nghệ thông tin?
Trong suốt buổi tư vấn, Tiến sĩ Trần Văn Tính đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như cơ hội phát triển tuyệt vời của ngành Công nghệ thông tin khi được đào tạo tại nước ngoài, mà trong số đó, hướng đi du học Nhật Bản ngành Công nghệ thông tin là con đường khả quan, nhanh chóng và có nhiều lợi ích nhất.
Đồng ý với quan điểm đó, ông Nguyễn Quyết - CEO VTI Education đã chỉ ra con đường đến với ngành Công nghệ thông tin cho các bạn trẻ đam mê công nghệ, dù cho bài thi chưa hoàn toàn được như ý muốn.
Ông Nguyễn Quyết là Chuyên gia Công nghệ thông tin với 15 năm trong nghề, trong đó có trên 8 năm tâm huyết với giải pháp cung cấp nguồn lực IT chất lượng cao cho thị trường trong nước và Quốc tế. Ông cho biết: "Ngành CNTT hiện nay đang thiếu rất nhiều nguồn lực, nhưng những đãi ngộ lương bổng lớn và tiềm năng phát triển thực sự chỉ dành cho nguồn lực chất lượng. Sự chất lượng này cần được đánh giá qua chất lượng đào tạo của sinh viên, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ".
Chương trình đào tạo liên kết Việt Nam - Nhật Bản của VTI Education là giải pháp đào tạo đáp ứng toàn bộ nhu cầu đó cho các bạn trẻ. Nằm trong hệ sinh thái của VTI Group - tập đoàn công nghệ thông tin có tốc độ phát triển hàng đầu hiện nay - VTI Education thừa hưởng kinh nghiệm thị trường và chất lượng đào tạo chuyên môn từ các nhà Chuyên gia IT. Trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin từ cơ bản đến nâng cao, song song với việc đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm toàn diện đáp ứng chuẩn nhu cầu doanh nghiệp.
Không dừng lại ở đó, VTI Education liên kết với Học viện máy tính Kyoto (KCG) - ngôi trường đào tạo Công nghệ thông tin uy tín và lâu đời nhất tại Nhật Bản, với hơn 60 năm truyền thống và thành tựu, cung cấp mạng lưới cử nhân công nghệ thông tin lớn nhất Nhật Bản và châu Á hiện nay. Chương trình đào tạo liên kết Việt Nam - Nhật Bản ra đời với mục tiêu tạo dựng thế hệ nhân lực IT có khả năng làm việc Quốc tế, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất.
"Chúng tôi cam kết sinh viên sau khi hoàn thành từ 2,5 năm chương trình học tại VTI Education, 100% đều có việc đúng chuyên môn tại các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT lớn trong nước với mức lương khởi điểm từ 10-15 triệu đồng/tháng. Đây là cam kết thực tế và hoàn toàn phù hợp với chất lượng đào tạo của trường". Ông Nguyễn Quyết phát biểu trong tọa đàm.
"Với các bạn trẻ muốn sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, VTI và trường KCG sẽ giới thiệu việc làm với mức thu nhập $2000-$4000/tháng. Các em có cơ hội trải nghiệm và tiếp cận với tri thức của cường quốc công nghệ, có bằng cấp quốc tế, và đặc biệt là phát triển năng lực bản thân, sau này đem tri thức đó về xây dựng quê hương".
Đặc biệt, VTI Education mong muốn tạo điều kiện cho tất cả sinh viên đam mê Công nghệ thông tin, bằng cách tuyển 100% chỉ tiêu đầu vào bằng hình thức xét học bạ THPT. Trường còn dành 15 suất học bổng từ 50-100% học phí cho các bạn học sinh có kết quả học lực tốt, hoặc được giải thưởng trong các cuộc thi công nghệ thời THPT.
Như vậy, không cần quá áp lực với thực tế "học tài thi phận", GenZ đã có thể tự do lựa chọn hướng đi tốt để đến với ngành Công nghệ thông tin dù bài thi có thế nào, điểm chuẩn có biến động ra sao. Hơn hết, các bạn được cam kết một tương lai vững chắc, với lộ trình phát triển rõ ràng. Điều này chắc hẳn đã làm yên lòng rất nhiều phụ huynh và học sinh.
Theo thông tin từ tọa đàm vừa qua, VTI Education hiện đang xét tuyển học bạ với những chỉ tiêu cuối cùng. Thông tin chi tiết, Phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo tại đây.