ĐH Quốc tế Sài Gòn & nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) là trường có cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế. Tại SIU, sinh viên (SV) được định hướng, khuyến khích tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề của khoa học và thực tiễn.

SIU tạo điều kiện cho SV nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học (NCKH) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SV mở rộng, đào sâu kiến thức, hoàn thiện nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Ngay từ năm thứ nhất, SV SIU đã được giảng viên nước ngoài cung cấp kiến thức và kỹ năng về tư duy hệ thống, các phương pháp và các mô hình NCKH tiên tiến nhất trên thế giới.

ĐH Quốc tế Sài Gòn & nghiên cứu khoa học của sinh viên - 1
Giảng viên và sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

Tại SIU, giảng viên đóng vai trò là “nhà cố vấn” cung cấp các gợi ý về hướng nghiên cứu, đề tài, dự án hoặc giới thiệu đến SV những công trình NCKH nổi bật có liên quan chặt chẽ đến bài học. Từ đó, SV bắt đầu làm quen với việc áp dụng NCKH để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như dễ dàng tiếp cận kiến thức thông qua việc chủ động nghiên cứu tìm tòi, phân tích, đánh giá vấn đề…

Để phát triển hoạt động NCKH, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm nhằm tạo cơ hội cho SV tích lũy những kinh nghiệm cần thiết và học tập những phương pháp nghiên cứu từ các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành để hoàn thành tốt những đề án của mình.

 

ĐH Quốc tế Sài Gòn & nghiên cứu khoa học của sinh viên - 2
Giao lưu với Ông Phan Bội Trân – nhà sáng chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Nhờ sự tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giảng viên chuyên môn giàu kinh nghiệm, nhiều công trình NCKH của SV được triển khai ở nhiều môn học, ngành học; đặc biệt là trong sinh hoạt của các câu lạc bộ học thuật, đã đạt nhiều kết quả hết sức khả quan. Các đề tài mà SV tham gia nghiên cứu hầu hết đều mới mẻ, đột phá và mang tính thời sự cao, phản ảnh nhiều vấn đề nổi trội của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, có thể kể đến như: “Kinh tế Việt Nam 7 năm sau khi gia nhập WTO”; “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước”, “Doanh nghiệp Việt Nam và những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu”…

 

ĐH Quốc tế Sài Gòn & nghiên cứu khoa học của sinh viên - 3
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tại buổi hội thảo “Việt Nam và WTO”

SIU hướng đến là trường ĐH nghiên cứu uy tín

Đẩy mạnh các hoạt động NCKH không chỉ trong đội ngũ giảng viên mà cả trong SV, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, SIU hướng đến mục tiêu là trường ĐH nghiên cứu uy tín của mạng lưới tri thức toàn cầu.

Tháng 12/2014, sự kiện SV ĐH Quốc tế Sài Gòn Trần Quảng Minh đoạt ngôi vị quán quân cuộc thi “Siêu thủ lĩnh 2014” đánh dấu cột mốc quan trọng của quá trình phát triển NCKH trong SV, khẳng định uy tín chất lượng đào tạo tại SIU. “Siêu thủ lĩnh” là cuộc thi truyền hình tôn vinh những gương mặt trẻ có ý tưởng hoặc đang thực hiện những dự án NCKH vì cộng đồng. Thành công của dự án “Sử dụng hiệu quả nguồn trấu đồng bằng sông Cửu Long” đã đưa Quảng Minh bước lên bục vinh quang của sân chơi uy tín cả nước; đồng thời giúp chàng SV trẻ nhanh chóng thành công với ý tưởng kinh doanh sau đó. Dự án cũng góp phần tích cực trong việc mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như: bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho người nông dân… được các chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực phát triển đánh giá rất cao.

ĐH Quốc tế Sài Gòn & nghiên cứu khoa học của sinh viên - 4
Sự thông minh, nhạy bén đã giúp Quảng Minh trở thành quán quân Siêu thủ lĩnh 2014 (Ảnh: vtv.vn)

Điều kiện xét tuyển ĐH, CĐ 2015 của SIU:

Đối với HS tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam

1. Xét tuyển dựa vào kết quả lớp 12:

- Tốt nghiệp THPT (không phân biệt cụm thi);

- Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6,5 trở lên (đại học), 6,0 trở lên (cao đẳng);

- Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 6,5 trở lên (đại học), 6,0 trở lên (cao đẳng);

- Xếp loại hạnh kiểm từ Khá trở lên.

2. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Xét tuyển thí sinh dự thi ở các cụm thi do trường ĐH tổ chức và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối với học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài và học sinh học các trường quốc tế tại Việt Nam, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.

Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE) gồm: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện Nghiên Cứu Châu Á (IAS) và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Thành lập 1999, GAIE được xem là hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học lớn nhất tại Việt Nam với 44.454 HS-SV-học viên đến từ 24 quốc gia đã và đang theo học tại 13 cơ sở; 343 giải HS giỏi và 183 giải thể thao cấp Quận và Thành phố; 65 công ty Việt Nam và nước ngoài bảo trợ chương trình thực tập SIU. GAIE có hơn 2.200 GV-NV Việt Nam và nước ngoài là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc; 1.216 HS-SV du học tại 138 trường ở 17 quốc gia thuộc 4 châu lục; gần 80% SV tốt nghiệp có việc làm - có em thành lập doanh nghiệp, tạo việc làm cho nhiều người khác; trên 20% SV học bậc học cao hơn, trong đó nhiều em chuyển tiếp du học các nước trên thế giới.

GAIE hiện là thành viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới: Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh Quốc, Hiệp hội Quốc tế các trường ĐH đào tạo ngành Kinh doanh (IACBE) và Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc ĐH (AACSB) - Hoa Kỳ; ứng viên Hiệp hội các trường phổ thông & ĐH miền Tây Hoa Kỳ (WASC); và có quan hệ với nhiều trường ĐH quốc tế danh tiếng.