Đề Địa lý đề vừa tầm nhưng có tính phân loại

(Dân trí) - Sáng nay, các thí sinh hoàn thành sớm bài thi Địa lý cho biết đề vừa tầm nhưng có tính phân loại. Nhiều em nhận xét khó nhất là câu hỏi về tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long...

Tại Hà Tĩnh, theo ghi nhận của PV, tại điểm thi Trường Phan Đình Phùng, còn 30 phút mới hết thời gian làm bài nhưng rất nhiều thí sinh đã hoàn thành bài thi.

Mới hết hơn 2/3 thời gian, nhiều thí sinh đã hoàn thành bài thi
Mới hết hơn 2/3 thời gian, nhiều thí sinh đã hoàn thành bài thi

Em Nguyễn Thị Thu Trang, thi tại điểm thi Trường Phan Đình Phùng cho biết: Đề thi năm nay khá dễ. Em chỉ thi xét tốt nghiệp nhưng cũng làm hết bài thi. Nếu tự chấm chắc cũng được 7 điểm”.

Em Trần Văn Hà cho biết: “Đề thi năm nay bám sát nội dung sách giáo khoa. Em thi khối C và cũng làm được khoảng 80%”.

Theo báo cáo từ Hội đồng thi số 36 tại Hà Tĩnh, trong ngày thi thứ hai, có 155 thí sinh vắng mặt trong cả 2 buổi sáng và chiều. Như vậy, tổng số thí sinh vắng mặt trong 2 ngày đầu của Kỳ thi THPT quốc gia ở Hà Tĩnh là 318 em. Và trong 2 ngày, có 8 thí sinh vi phạm quy chế (mang tài liệu, điện thoại vào phòng thi) nên bị đình chỉ thi.

Tại Hà Nội, thí sinh cũng "ồ ạt" ra sớm. Đào Minh Hiếu, học sinh trường THPT Ngọc Hồi cho biết đề thi Địa lý vừa tầm nhưng có tính phân loại. Hiếu thấy khó nhất là câu hỏi về đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Em dự đoán được 7 điểm.


Thí sinh tại điểm thi ĐH Văn hóa kết thúc môn Địa lý trong tâm trạng khá thoải mái. (ảnh: Mai Châm)

Thí sinh tại điểm thi ĐH Văn hóa kết thúc môn Địa lý trong tâm trạng khá thoải mái. (ảnh: Mai Châm)

Trần Anh Hoa, học sinh trường Giáo dục thường xuyên Đống Đa nói: "Câu 4 nói về đất rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là khó nhất. Tuy nhiên phần vẽ biểu đồ lại dễ hơn đề thi năm ngoái".

Cụm thi Vinh (Số 35): Đề Địa Lý quá dễ, thí sinh vui vẻ

Hầu hết các thí sinh đều cho rằng, đề Địa Lý quá dễ nên ra sớm.

Thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến, Trường THPT Nghi Lộc, thi vào ngành Mầm non - Trường ĐH Vinh chia sẻ: Đề thi Địa Lý năm nay quá dễ, em làm bài cũng đạt tầm 8-9 điểm.
Thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến, Trường THPT Nghi Lộc, thi vào ngành Mầm non - Trường ĐH Vinh chia sẻ: "Đề thi Địa Lý năm nay quá dễ, em làm bài cũng đạt tầm 8-9 điểm".

Rời địa điểm thi gần như sớm nhất, thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến, Trường THPT Nghi Lộc, thi vào ngành Mầm non - Trường ĐH Vinh phấn khởi vì làm bài thi tốt. Yến chia sẻ: "Đề thi Địa Lý năm nay quá dễ, em làm bài cũng đạt tầm 8-9 điểm".

Một thí sinh khác chia sẻ: "Đề Địa Lý đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp thì đề năm nay không khó. Còn đối với thí sinh dự thi lấy điểm ĐH thì dĩ nhiên có phần để "ăn điểm" cao thì cũng hơi khó. Với em thì tự chấm cũng được 8 điểm cho môn này".

Thí sinh dự thi địa điểm trường ĐH Vinh vui vẻ, phấn khởi rời phòng thi (Ảnh: Nguyễn Duy)
Thí sinh dự thi địa điểm trường ĐH Vinh vui vẻ, phấn khởi rời phòng thi (Ảnh: Nguyễn Duy)

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc, Trường THPT Lê Lợi chia sẻ: "Đề Địa Lý năm nay không quá khó. Đáng chú ý trong đề thi có một câu mang tính thời sự cao, đề cập đến vấn đề xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù em hi vọng đề Địa lý sẽ nói về biển Đông nhưng vấn đề này em cũng rất thích. Thời gian qua, em có theo dõi thời sự thường xuyên nên vẫn có thể làm tốt.

Thí sinh chia sẻ về môn Địa Lý (Thực hiện: Nguyễn Duy)

Địa Lý là môn thi tự chọn có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất ở Cụm thi địa phương với 11.318/12.749 thí sinh.

Trong đó, có những điểm thi tỷ lệ đạt gần 100% như THPT Nam Đàn 1 là 679/687 thí sinh, THPT Phan Đăng Lưu là 727/748 thí sinh. Điểm thi có số thí sinh đăng ký môn Địa lý ít nhất ở cụm thi địa phương là THPT Kỳ Sơn với 73/360 thí sinh.

Ngược lại, ở cụm thi do Trường Đại học Vinh chủ trì chỉ có 7528/21.024 thí sinh dự thi. Với số lượng thí sinh đăng ký môn Địa lý chỉ bằng 1/3 tổng số thí sinh cũng dự báo năm nay thí sinh đăng ký vào khối C (Văn - Sử - Địa) không nhiều.

Quảng Bình: Đề thi Địa lý vừa tầm, nhiều thí sinh ra sớm

Vào 10h30 sáng nay (3/7), hơn 7.000 thí sinh tại Quảng Bình đã hoàn thành xong bài thi môn Địa lý với thời gian làm bài 180 phút. Đề không khó, bám rất sát sách giáo khoa, đó là cảm nhận của nhiều sĩ tử sau khi hoàn thành bài thi của mình.

Sau 2/3 thời gian làm bài, rất nhiều thí sinh tại một số điểm thi ở Quảng Bình đã bước ra khỏi trường thi với vẻ mặt rạng rỡ, hầu hết các em đều hài lòng với bài thi của mình.

Rất nhiều thí sinh hoàn thành xong sớm bài thi môn Địa lý
Rất nhiều thí sinh hoàn thành xong sớm bài thi môn Địa lý

“Đề thi không khó, cả 4 câu hỏi đều bám sát chương trình học, sáng nay em làm bài khá tốt, chỉ hơn 120 phút là em đã hoàn thành bài thi, em nghĩ mình sẽ được trên 7 điểm”. Thí sinh Lương Viết Ngọc tại hội đồng thi THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp chia sẻ.

Nhiều thí sinh tươi cười và hài lòng với bài thi của mình
Nhiều thí sinh tươi cười và hài lòng với bài thi của mình

Tại điểm thi THPT Đào Duy Từ, thí sinh Hoàng Thị Phương Thảo cũng cho biết đề thi năm nay tương đối dễ, không làm khó cho thí sinh. “Em có tham khảo đề thi năm ngoái và thấy rằng đề năm nay dễ hơn, học sinh có lực học trung bình cũng có thể đạt điểm cao, phòng thi của em có rất nhiều bạn làm xong bài sớm, sau khi hoàn thành bài thi em cũng ra về để chuẩn bị cho môn thi chiều nay”, em Thảo nhận xét.

Ở môn thi Địa lý, cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình tổ chức có 4.451 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 4.425 em tham gia thi, vắng 26 em, không có vi phạm quy chế thi hoặc các sự cố đặc biệt khác. Còn ở cụm thi Đại học, Cao đẳng, môn Địa lý có 2.859 thí sinh đăng ký dự thi.

Tại một số điểm thi trên địa bàn TP Thanh Hóa, mặc dù mới hết 2/3 thời gian nhưng đã có rất nhiều thí sinh ra trước giờ do đã hoàn thành bài thi.


Nhiều thí sinh chưa hết thời gian đã ra sớm do hoàn thành bài thi (ảnh: Nguyễn Thùy)

Nhiều thí sinh chưa hết thời gian đã ra sớm do hoàn thành bài thi (ảnh: Nguyễn Thùy)

Thí sinh Nguyễn Thị Thương, học sinh trường THPT Duy Tân (Vĩnh Lộc) cho biết: “Đề năm nay ra vừa sức, không đánh đố thí sinh. Kiến thức cơ bản nên học sinh trung bình cũng có thể kiếm được điểm 6-7”.

Thí sinh Thí sinh Nguyễn Thùy Ngân, học sinh trường THPT Cẩm Thủy chia sẻ: “Với dạng đề này, em nghĩ đa số học sinh làm được. Đề năm nay có câu cuối rất hay vì nói về vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề môi trường đang được xã hội quan tâm và giới trẻ như chúng em cũng vậy”.

Tại một số điểm thi tại tỉnh Bình Định, theo đánh giá của thí sinh đề Địa lý khá dễ, bám sát chương trình học, đặc biệt có câu hỏi mang tính thời sự để phân hóa thí sinh.

Thí sinh tại Bình Định phấn khởi với môn Địa lí vì đề thi khá dễ, bám sát chương trình học nhưng vẫn đảm bảo tính thời sự (ảnh Doãn Công)
Thí sinh tại Bình Định phấn khởi với môn Địa lí vì đề thi khá dễ, bám sát chương trình học nhưng vẫn đảm bảo tính thời sự (ảnh Doãn Công)

Thí sinh Phạm Phúc Dương (học sinh trường THPT ISCHOOL Quy Nhơn) cho biết: “Đề thi Địa năm nay khá dễ. Thí sinh lo lắng nhất vẫn là phần biểu đồ nhưng đề thi yêu cầu vẽ biểu đồ tròn nên các thí sinh không còn lo lắng. Phần lớn kiến thức bám sát chương trình học phổ thông nên học sinh nắm vững kiến thức cơ bản là làm bài tốt. Riêng đề thi này em làm được 7 điểm là chắc”.

Còn em Đinh Ngọc Linh Chi (TP Quy Nhơn) chia sẻ: “Đề Địa khá dễ. Em ấn tượng nhất là câu 2 nhỏ của câu 4 mang tính thực tế cao phản ánh tính thời sự về việc xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với câu này, ngoài nắm vững kiến thức SGK để vận dụng làm bài thì học sinh phải theo dõi thời sự, thông tin trên báo chí”.

Sóc Trăng: Thí sinh phấn khởi vì đề thi hấp dẫn

Hết 2/3 thời gian làm bài thi môn Địa Lý, nhiều thí sinh ở Sóc Trăng đã rời phòng thi với tâm trạng thoải mái vì đề vừa sức, lại mang tính thời sự.

Thí sinh Võ Thành Cảnh (Học viên TTGTTX Huyện Thạnh Trị), thi tại điểm thi đặt tại trường THPT Trần Văn Bảy (huyện Thạnh Trị) phấn khởi cho biết: "Đề khá dễ, lại rất thiết thực nên em làm phải từ 8-9 điểm".

Thí sinh Cảnh cũng nhận xét, đề môn Địa Lý khá hấp dẫn khi đưa ra những vấn đề thời sự, được dư luận quan tâm như ảnh hưởng của đô thị hóa với kinh tế xã hội, tiềm năng về đất ở khu vực ĐBSCL...


Nhiều thí sinh ở Sóc Trăng đã rời phòng thi với tâm trạng thoải mái vì đề vừa sức, lại mang tính thời sự. (Ảnh: Xuân Lương)

Nhiều thí sinh ở Sóc Trăng đã rời phòng thi với tâm trạng thoải mái vì đề vừa sức, lại mang tính thời sự. (Ảnh: Xuân Lương)

Còn thí sinh Nguyễn Văn Toàn (học sinh trường THPT Thạnh Tân-huyện Thạnh Trị) nhận xét: "Đề có 4 câu thì 2 câu đầu dễ nên nhiều bạn làm được, còn 2 câu sau không thật sự dễ nên nhiều bạn khá lúng túng khi làm bài. Đề thi khá dễ, em dự thi chỉ để xét tốt nghiệp nên tự chấm chắc được khoảng 6 điểm".

Ở điểm thi THPT Trần Văn Bảy, rất nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái khi làm bài khá hoàn chỉnh.

Đà Nẵng: Đề Địa lý “dễ thở”, thí sinh phấn khởi hoàn thành bài thi sớm

Nhiều thí sinh dự thi môn Địa lý sáng nay 3/7 tại Đà Nẵng được hỏi đều nhận định đề thi năm nay “dễ thở”. Ghi nhận tại các điểm trường thi, nhiều thí sinh hoàn thành bài thi sớm trước khi hết giờ làm bài.

Trời nắng nóng gay gắt, nhưng các thí sinh phấn khởi tươi tắn sau buổi thi môn Địa lý dễ thở.
Trời nắng nóng gay gắt, nhưng các thí sinh phấn khởi tươi tắn sau buổi thi môn Địa lý "dễ thở".

Thí sinh Võ Văn Nhựt, học sinh THPT Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng) nói: “Theo em, đề Địa lý năm nay dễ hơn em nghĩ. Em chỉ thi môn Địa lý để lấy điểm xét tốt nghiệp THPT, những môn em tập trung là các môn thi khối A để xét tuyển đại học, nhưng em vẫn hoàn thành được bài thi môn Địa lý khá nhẹ nhàng. Vận dụng Atlat đã có được 2 điểm, các câu căn bản cũng thêm được 3-4 điểm nữa. Câu IV cuối cùng là hơi khó”

Thí sinh trao đổi về bài làm sau buổi thi môn Địa lý.
Thí sinh trao đổi về bài làm sau buổi thi môn Địa lý.

Thí sinh Mai Thúy Vi, dự thi tại điểm trường THPT Trần Phú nhận định, thí sinh nếu học bài kỹ trong phần nội dung chương trình học 12 cũng có thể được 6-7 điểm môn Địa lý. Em mất khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ là đã làm xong bài thi môn này.

Thí sinh Đà Nẵng chia sẻ về bài thi môn Địa lý

Tại Quảng Trị, ở điểm thi trường CĐSP Quảng Trị (Cụm thi 38, ĐH Kinh tế Huế chủ trì) các thí sinh đều rời phòng thi với tâm trạng khá phấn khởi vì làm tốt bài thi. Thậm chí có những em thí sinh nộp bài sớm sau 2/3 thời gian. Những em rời phòng thi sớm cũng đánh giá đề thi môn Địa khá “dễ thở”.

Thí sinh Lê Văn Bình cho biết, đề thi có 4 câu, có khoảng 20% kiến thức cơ bản nên tất cả thí sinh đều làm được. Câu 4 khó nhất, đề cập đến vấn đề ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nếu đã học qua cũng kiếm được điểm ở câu này. Bình tự tin nói rằng mình làm được khoảng 70% bài thi.


Các thí sinh đánh giá đề Địa lý vừa sức, dễ đạt điểm khá (ảnh: Đăng Đức)

Các thí sinh đánh giá đề Địa lý vừa sức, dễ đạt điểm khá (ảnh: Đăng Đức)

Tại điểm thi Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, nhiều thí sinh cũng đánh giá đề thi môn Địa không có câu mang tính chất đánh đố, cũng không có câu nào yêu cầu thí sinh phải vận dụng kiến thức xã hội.

Thí sinh Đỗ Thị Thơm tự tin nói, mình làm tốt bài thi. Theo thí sinh này, đề thi có phần yêu cầu thí sinh chứng minh những thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đai ở ĐBSCL, quá trình xâm nhập mặn... Các câu này không quá khó, nếu học kỹ thì sẽ làm được bài.

Môn thi Địa lý được đánh giá là dễ, thí sinh có nhiều cơ hội để “gỡ điểm” cho các môn thi khác. Đặc biệt, với các thí sinh theo khối C, thì đề thi năm nay tạo cho các em cơ hội đạt điểm khá trở lên.

Tại Ninh Bình, nhận định đề thi môn Địa Lý sáng nay, em Đinh Thị Hằng, điểm thi trường THPT Yên Mô A (xét tốt nghiệp) cho hay, đề thi có sự phân hóa cao, với các thí sinh chỉ xét tốt nghiệp làm giỏi nhất được điểm khá, với các bạn thi lấy điểm xét Đại học, cao đẳng thì có thể làm xong hết được bài, vì đề cũng không quá khó.

Cũng chung tâm trạng như em Anh, em Nguyễn Mai Hoa, điểm thi trường ĐH Hoa Lư (xét điểm khối C) cho biết: “Em làm xong hết, thấy đề năm nay cũng không quá khó. Đề phân loại học sinh hai câu hỏi sau cùng. Hai câu này em làm xong hết nhưng chắc chắc chắn ý đúng được 70% trở lên”.

Nhiều thí sinh vui mừng vì làm được bài (ảnh: Thái Bá)
Nhiều thí sinh vui mừng vì làm được bài (ảnh: Thái Bá)

Nhiều thí sinh hội đồng này cũng chia sẻ, đề Địa Lý năm nay rất ý nghĩa vì có tính thời sự cao, trong câu hỏi số 4 hỏi về tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. “Vấn đề xâm nhập mặn ở sông Cửu Long thời gian qua liên tục phát trên truyền hình cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Không chỉ các nhà quản lý mà người dân cả nước rất quan tâm, em thường xuyên theo dõi nên cũng hiểu rõ được thực trạng này”, thí sinh Hoa nói.

Quảng Nam: Thí sinh “phấn khởi” với môn Địa Lý

Kết thúc 180 phút môn thi Địa Lý của ngày thi thứ 3, hầu hết các thí sinh ở cụm thi 41 tại Quảng Nam đều tỏ ra phấn khởi với môn thi này vì có khả năng sẽ đạt điểm cao.

Trao đổi với PV tại hội đồng thi ĐH Quảng Nam, thí sinh Bùi Thị Mỹ (đến từ huyện Phú Ninh) cho biết, đề thị Địa Lý có tính “mở”, nếu bạn nào học khối xã hội sẽ làm bài dễ dàng, nhất là các câu 1,2 và 4. Các câu hỏi này có tính “thời sự” nên thí sinh siêng đọc và xem báo, đài sẽ làm tốt. Còn câu 3 hơi mất thời gian chút nhưng cũng không quá khó. Thí sinh Bùi Thị Mỹ tự tin: “Riêng với môn Địa Lỳ này, em có thể kiếm được trên 7 điểm”.

Các thí sinh cụm thi 41 tại Quảng Nam nhận định đề thi môn Địa Lý dễ có điểm cao
Các thí sinh cụm thi 41 tại Quảng Nam nhận định đề thi môn Địa Lý dễ có điểm cao

Tại các cụm thi ở TP Hội An, dù chưa hết thời gian nhưng khá nhiều thí sinh đã nộp bài với tâm trạng khá tốt. Nhiều thí sinh nhận xét đề thi Địa Lý dễ thở hơn so với các môn thi trước đó, bám khá sát chương trình ôn luyện.

Thí sinh Lê Thảo Anh (địa điểm thi trường Kim Đồng, TP Hội An) cho biết: “Em nhận thấy đề thi Địa Lý khá dễ làm, các câu hỏi bám sát với chương trình mà thầy cô ôn luyện. Mấy bạn cùng phòng đều hoàn thành bài khá sớm với tâm lý thoải mái”.

Sau khi thi môn Địa Lý, hầu hết các thí sinh ở cụm thi 41 tại Quảng Nam đều phấn khởi. (Ảnh: C.Bính-N.Linh)
Sau khi thi môn Địa Lý, hầu hết các thí sinh ở cụm thi 41 tại Quảng Nam đều phấn khởi. (Ảnh: C.Bính-N.Linh)

Còn thí sinh Trần Ngọc Tiến (địa điểm thi trường CĐ Điện lực miền Trung) cho hay: “Các câu hỏi bám khá sát chương trình học nên em hoàn thành bài khá tốt, môn Địa làm được nên cũng tự tin phần nào. Việc ôn theo atlat cũng giúp nhiều trong hoàn thành bài thi, mấy bạn đều hoàn thành bài sớm và ra khỏi phòng nhanh. Mấy bạn khá tự tin vào phần làm bài của mình”.

TPHCM: Thí sinh “trúng tủ” khi đề nêu vấn đề xâm nhập mặn

Hôm nay chỉ có khoảng 13.000 thí sinh thi môn Địa lý tại TPHCM. Nhiều thí sinh ở đây cho biết đề thi đúng dự đoán phần “xâm nhập mặn ở ĐBSCL” nên làm bài rất tốt. Không ít thí sinh tự tin lấy được 8 điểm môn này.

Tại điểm thi trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) nhiều thí sinh hoàn thành xong sớm bài thi của mình và nhận định đề dễ và trúng tủ. Thí sinh Nguyễn Nhật Trung học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: “Với xu thế ra đề những năm gần đây thi em đoán sẽ ra về biển Đông cũng như xâm nhập mặn hạn hán ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nên em tập trung học nhiều hơn những phần nay, đề ra hạn hán thì em làm rất chắc, những câu còn lại hầu như ở mức trung bình. Bản thân em thi đại học khối D mà còn thấy dễ thì các bạn thi khối C đề này lấy điểm 9 là điều không khó”.


Các thí sinh vui mừng với đề thi dễ nhiều thí sinh trúng tủ

Các thí sinh vui mừng với đề thi dễ nhiều thí sinh trúng tủ

Còn em Phan Quỳnh Nga học sinh trường Marie Curie nhận định: “theo em đề thi địa lý rất dễ đối với mức đề thi đại học, trung bình đối với những thí sinh thi tốt nghiệp, trong đề chưa có những câu hỏi khó nhằm phân hóa thí sinh. Với câu hỏi hạn hán ở đồng bằng Sông Cửu Long thì nhiều thí sinh đoán trúng cũng như làm được. Em thi khối A thì đề này em tự tin mình hoàn thành trên 80%”.


Trao đổi với bạn bè về bài làm của mình

Trao đổi với bạn bè về bài làm của mình

Với vẻ mặt hớn hở thí sinh Nguyễn Trần Trung học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói: “hôm nay môn địa lý em trúng đậm. Với những gì đề ra gần như em đoán gần trúng hết, nên hoàn thành xuất sắc bài thi của mình. Em thi khối C vào trường đại học Luật với kết quả hôm nay em khá tự tin một suất vào trường”.

Tương tự, tại điểm thi THPT Gia Định, hầu như các thí sinh đều làm bài xong khi mới được 2/3 thời gian. Trên gương mặt thí sinh lộ vẻ rạng ngời vì đề thi không quá khó. Em Đỗ Nguyễn Quỳnh Trân, học trường THPT Marie Curie cho biết đề có phần hay hơn năm ngoái ở câu yêu cầu học sinh nêu lên biện pháp bảo vệ hệ sinh học. ó có hệ sinh thái. Đây cũng là một dạng nâng cao, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và vận dụng thêm kiến thức hiểu biết của mình mới làm bài tốt.


Niềm vui của thí sinh khi dò lại bài

Niềm vui của thí sinh khi dò lại bài

Bên cạnh đó, các thí sinh cho rằng đề thi thời sự khi đưa vấn đề xâm nhập mặn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng ở ĐBSCL. “Nếu quan tâm đến thời sự thời gian qua thì dễ dàng làm tốt câu này. Em cho rằng đó cũng là một câu hỏi hay để học sinh bày tỏ hiểu biết xã hội của mình”, em Đỗ Thành Danh, học Trung tâm GDTX quận 4 chia sẻ.

Cụm thi Bạc Liêu: Mức điểm Địa Lý nhiều nhất có thể từ 6- 7 điểm

Ghi nhận của PV Dân trí tại Bạc Liêu kỳ thi THPT quốc gia sáng nay 3/7, sau 2/3 thời gian, nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi sau khi hoàn thành bài làm môn Địa Lý. Nhiều thí sinh ra khỏi điểm thi rất vui vẻ, cười tươi và cùng đánh giá, đề Địa năm nay không quá khó.

Thí sinh Bạc Liêu hoàn thành môn Địa Lý sáng nay 3/7 trong tâm trạng khá thoải mái vì cho rằng đề tương đối dễ. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Thí sinh Bạc Liêu hoàn thành môn Địa Lý sáng nay 3/7 trong tâm trạng khá thoải mái vì cho rằng đề tương đối dễ. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trao đổi với PV Dân trí, thí sinh Trọng Thúc (THPT Ninh Thạnh Lợi) cho biết, đề không dài nên 180 phút làm bài là phù hợp. Với những thí sinh khá giỏi về môn Địa có thể làm dư rất nhiều thời gian. “Đề có khoảng 40% là hiểu mới có thể làm được. Trong đó có câu vận dụng Attlat nên có thể nói ai cũng làm được. Với học sinh học lực trung bình có thể làm 5- 6 điểm”, Thúc nhận định.

Thí sinh Bạc Liêu đánh giá môn thi Địa Lý. (Thực hiện: Huỳnh Hải)

Còn thí sinh Ngô Mỹ Thuận (THPT Ngan Dừa) thì cho rằng, đề ra nội dung rất gần gũi, có những câu có ý nghĩa, mang tính thời sự như phần hỏi về tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Theo Mỹ Thuận, đề khó nhất là ở câu cuối với việc yêu cầu phân tích và chứng minh thế mạnh về ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như về tình hình tài nguyên đất. “Với phần hỏi về xâm nhập mặn ở ĐBSCL thì theo em cần phải hiểu một chút về tình hình thời sự mới có thể làm tốt”, Mỹ Thuận bày tỏ.

Thí sinh Ngô Mỹ Thuận đánh giá: Đề Địa Lý nhìn chung gần gũi, có ý nghĩa và tương đối dễ nên mức điểm trên trung bình sẽ rất nhiều. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Thí sinh Ngô Mỹ Thuận đánh giá: Đề Địa Lý nhìn chung gần gũi, có ý nghĩa và tương đối dễ nên mức điểm trên trung bình sẽ rất nhiều. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Nhận định về phần bài tập, một số thí sinh cho hay, đề ra nội dung về tình hình nguồn lao động ngành kinh tế. Đề không đánh đố và yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn là tương đối dễ. Tuy nhiên, việc xử lý số liệu cũng cần mất nhiều thời gian để thực hiện nên với câu này những học sinh khá giỏi có thể mất 10- 15 phút mới hoàn thành. "Với môn Địa Lý năm nay thì mức điểm nhiều nhất có thể đạt từ 6 - 7 điểm", một số thí sinh đánh giá.

Khánh Hòa: Thí sinh đánh giá đề thi Địa lý vừa sức

Nhiều thí sinh dự thi THPT quốc gia tại Cụm thi số 49 do trường ĐH Nha Trang chủ trì, cho biết, đề thi môn Địa Lý THPT quốc gia năm nay tương đối vừa sức, học sinh trung bình có thể đạt trên 5 điểm, học sinh khá giỏi có thể đạt 7-8 điểm.

Thí sinh dự thi môn Địa lý ra về trưa 3/7 tại điểm thi ĐH Nha Trang - Ảnh: Viết Hảo
Thí sinh dự thi môn Địa lý ra về trưa 3/7 tại điểm thi ĐH Nha Trang - Ảnh: Viết Hảo

Thí sinh Thùy Linh, dự thi tại điểm thi số 3, trường ĐH Nha Trang, cho biết, đề môn Địa lý năm nay không quá khó, trong đó có câu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô, cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2000 và năm 2013, tương đối dễ lấy điểm tối đa.

“Đề năm nay nhìn chung tương đối so với năm ngoái, không khó lắm và nếu học bài thì có thể đạt điểm trên trung bình. Em nghĩ học sinh giỏi có thể dễ dàng lấy 7-8 điểm, còn đề này em làm cũng được 6-7 điểm”, thí sinh Thùy Linh chia sẻ.

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Trần Thùy Hương, dự thi tại điểm thi số 2, trường ĐH Nha Trang, cũng cho biết, với đề Địa lý năm nay tương đối vừa sức, thí sinh nào học kỹ thì sẽ làm được bài.

“Nhiều bạn trong phòng em đề hoàn thành bài thi sớm, tâm trạng phấn khởi vì làm được bài. Đề này em làm được 70% số điểm”, em Hương tâm sự.

Huế: Đề thi Địa không khó, bám sát chương trình học

Sáng ngày 3/7, khi chưa hết giờ làm bài thi môn địa lý, nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng vui vẻ nhiều em thở phào nhẹ nhõm. Không khó, dễ đạt được điểm trung bình tốt nghiệp là nhận xét của nhiều thí sinh ở hội đồng thi trường Đại học Sư Phạm Huế.

Thí sinh Bạch Văn Lành (THPT Phú Bài, Thị xã Hương Thủy) tươi cười chia sẻ: "Đề thi không khó, cấu trúc giống mọi năm, câu biểu đồ đơn giản không đánh đố thí sinh. Tuy nhiên cũng sẽ phân loại được học sinh khá, giỏi. Em nghĩ em được 8 điểm".

"Em thi khối D mặc dù Địa lí chỉ là môn thi tốt nghiệp nhưng em nhận thấy đề khá là bình thường, không khó, câu đọc Atlat địa lí giúp em có điểm dễ dàng. Riêng các câu lý thuyết chỉ cần học bài kỹ là làm được". Thí sinh Trần Thị Minh Trang (THPT Nguyễn Huệ, TP Huế) dự thi vào trường Đại học Kinh tế Huế cho biết.

Hi vọng sẽ đỗ vào trường Đại học Sư Phạm Huế thí sinh Nguyễn Công Hải (THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang) cho hay: "Đề thi có tính chất phân loại cao, câu 4 khó ăn điểm, đề ra tương đối được". Một thí sinh dự thi khối C, bạn Đặng Phước Hoàng (THPT Bùi Thị Xuân, TP Huế) chia sẻ với chúng tôi: "Em thấy đề dễ hơn so với mấy năm trước và bám sát sách giáo khoa".


Thi sinh rời phòng thi tươi cười rạng rỡ (ảnh: Quỳnh Nga)

Thi sinh rời phòng thi tươi cười rạng rỡ (ảnh: Quỳnh Nga)

Tại Gia Lai, cụm thi do Trường ĐH Nông lâm TPHCM chủ trì có 2823/2901 thí sinh dự thi môn Địa lý. Ở môn thi thứ 5 này, tại cụm thi Gia Lai đã có 3 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi.

Kết thúc môn thi Địa lý sáng nay, tại địa điểm thi trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai), một số thí sinh ra sớm khi mới hết hơn 2/3 thời gian làm bài. Qua khảo sát của PV, nhiều thí sinh đều có chung nhận định, đề thi môn Địa lý khó hơn so với các năm trước, có sự phân hóa cao trong đề.

Nhiều thí sinh nhận định đề thi Địa lý năm nay khó hơn các năm trước. (Ảnh: Thiên Thư)
Nhiều thí sinh nhận định đề thi Địa lý năm nay khó hơn các năm trước. (Ảnh: Thiên Thư)

Thí sinh Nguyễn Vũ Hoàng An (học sinh trường THPT Ialy, huyện Chư Păh) ra khỏi phòng thi đầu tiên cho biết: “Do được mang Alat vào phòng thi nên em có cơ hội nắm chắc được 2 điểm, còn lại cũng chưa biết được”.

Thí sinh Phạm Minh Tú (học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Mang Yang) chia sẻ: “Ở nhà em đã thử làm các đề năm trước. Theo em thì đề năm nay khó hơn, nhất là ở câu 4. Em chắc chắn được 60% bài làm, còn lại thì đòi hỏi kiến thức cao hơn nên em không dám chắc”.

Cùng quan điểm như trên, bạn Đoàn Thị Út (học sinh trường THPT Trần Quốc Toản, Huyện Phú Thiện) chia sẻ: “Do ôn tập kỹ và nắm vững các kiến thức đã được học nên dù đề khó nhưng em vẫn tự tin mình làm được 90%”.

Cụm Thi Cần Thơ: Môn Địa lí, thí sinh than khó về chuyện ngập mặn ở ĐBSCL

Nhiều thí sinh dự thi Cụm thi trường ĐH Cần Thơ cho biết, đề thi môn Điạ lí năm nay có 4 câu, vừa sức. Tuy nhiên, nhiều thí sinh lại than khó khi đề thi đặt vấn đề ngập mặn ở ĐBSCL vừa qua.

Trong môn Địa lí sáng nay nhiều thí sinh ở cụm thi Cần Thơ ra sớm, đề thi năm nay không quá khó, tuy nhiên rất nhiều thí sinh đều than khó ở câu hỏi số 4, khi đề thí yêu cầu các thí sinh chứng minh ĐBSCL có nhiều thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đối với việc phát triển nông nghiệp. Tại sao thời gian vừa qua, tình trạng xâm ngập mặn diễn ra nghiêm trọng?

Nhiều thí sinh thi tại cụm thi trường ĐH Cần Thơ đều nhận định câu hỏi về tình trạng ngập mặn tại ĐBSCL vừa qua là câu hỏi khó. (Nguyễn Hành)
Nhiều thí sinh thi tại cụm thi trường ĐH Cần Thơ đều nhận định câu hỏi về tình trạng ngập mặn tại ĐBSCL vừa qua là câu hỏi khó. (Nguyễn Hành)

Thí sinh Nguyễn Thanh Bình – lớp 12B6 trường THPT Thốt Nốt cho biết: “Đề thi môn Địa lí năm nay có 4 câu hỏi lớn, mỗi câu hỏi lớn có 2 câu hỏi nhỏ mà chúng em cần giải quyết trong 180 phút. Các câu hỏi rải đều trong chương trình sách giáo khoa, không có câu hỏi nào liên quan đến biên giới… Trong 4 câu, câu 4 là khó nhất, đặc biệt là câu hỏi về tình trạng xâm ngập mặn ở ĐBSCL thời gian qua. Ở câu hỏi này, em chỉ nếu được một số lí do, như: biển đối khí hậu, nước biển dâng, hiện tượng Enino… gây ra tình trạng ngập mặn nghiêm trọng cho ĐBSCL

Thu Sương cho biết đề thi Địa lí vừa sức, em dự đoán trên 8 điểm. (Ảnh: Nguyễn Hành)
Thu Sương cho biết đề thi Địa lí vừa sức, em dự đoán trên 8 điểm. (Ảnh: Nguyễn Hành)

Em Huỳnh Trần Thu Sương – lớp 12A5 trường THPT Thạnh An cho biết: Đề thi năm nay em thấy cho vừa sức, em làm trên 8 điểm. Trong các câu hỏi, câu khó nhất là câu số 4, nhưng riêng em thấy câu số 4 hay, có tính thời sự, vì hiện tượng ngập mặn xảy ra tại ĐBSCL vừa qua được báo chí nói rất nhiều. Do vậy, nếu bạn nào xem thời sự, báo chí và học kỹ một số kiến thức trong sách giáo khoa nữa thì dễ dàng vượt qua câu hỏi này.

Tuy nhiên, khi PV Dân trí hỏi thêm nhiều thí sinh dự thi tại cụm thi trường ĐH Cần Thơ, nhiều thí sinh rặt miền Tây đều nhận định đề thi Địa lí vừa sức nhưng câu hỏi về hiện tượng ngập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL vừa qua là câu khó nhất.

Hà Nam: Thí sinh hồ hởi vì đề Địa lý không khó

Sáng nay, thời tiết tại Hà Nam mát mẻ, dễ chịu, các thí sinh ở Hà Nam cho biết, đề Địa lý năm nay không quá khó, nhiều thí sinh hoàn thành làm bài thi trước thời gian.

Theo ghi nhận của PV tại các điểm thi, kết thúc 2/3 thời gian làm bài thi, nhiều thí sinh tại cụm thi trường Đại học sư phạm Hà Nội (cơ sở Hà Nam) đã ra khỏi phòng thi ra về, nhiều thí sinh đánh giá đề thi phù hợp với một kỳ thi chung. Đề thi nằm trong chương trình đã được thầy cô ôn tập, đa phần các câu đều dễ, học sinh trung bình cũng có thể làm được 60 -70%, nhưng đề thi có tính phân loại học sinh cao.

Thí sinh Nguyễn Đình Hải, học sinh trường THPT Phủ Lý A nhận định: “Đề thi địa lần này có thể nói là dễ, không có câu hỏi nào đánh đố thí sinh, đối với đề thi địa này em chỉ làm hết khoảng 2/3 thời gian là xong và em tự tin là mình làm được khoảng 90%”.

Hải còn cho biết thêm: “Ở câu vẽ biểu đồ lần này em nghĩ là học sinh trung bình cũng có thể lấy trọn vẹn điểm ở câu hỏi này!”.

Thí sinh Nguyễn Đình Hải: Đề thi Địa lý năm nay có thể nói là dễ (Ảnh: Việt Linh)
Thí sinh Nguyễn Đình Hải: "Đề thi Địa lý năm nay có thể nói là dễ" (Ảnh: Việt Linh)

Em Trịnh Thị Huyền, học sinh trường THPT Kim Bảng C cũng cho biết: “Bài thi môn Địa lý hôm nay hầu hết các bạn cùng phòng thi với em chỉ làm hết 2/3 thời gian là xong, trong bài thi chỉ có câu cuối là câu hỏi về đất ở đồng bằng sông Cửu Long là khó”.

Nghệ An: Đề thi Địa lý vừa sức với thí sinh lấy điểm xét tốt nghiệp

Tan buổi thi môn Địa lý, em Hoàng Văn Phúc (Trường THPT Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết: “Đề không quá khó đối với học sinh lấy điểm xét tốt nghiệp như chúng em. Chỉ cần 4-5 điểm là đủ điểm xét tốt nghiệp nhưng em làm được khoảng 60% yêu cầu của đề bài. Nói chung với đề này thì chỉ cần ôn luyện kỹ là làm tốt”.

Thí sinh bàn luận sau buổi thi môn Địa lý.
Thí sinh bàn luận sau buổi thi môn Địa lý.

Em Phạm Thị Hằng (Trường THPT Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên) cũng đánh giá đề thi không có câu đánh đố, các yêu cầu đều rõ ràng. “Phần vẽ biểu đồ đề bài đã yêu cầu rõ ràng nên cũng dễ. Phần kinh tế vùng thì có thể khai thác thông tin từ Atlat. Em chỉ mất 2/3 thời gian để hoàn thành bài thi. Với bài làm của mình thì em tự chấm được khoảng 6 điểm”.

Về đề thi, cô giáo Lê Thị Kim Ngân - giáo viên Địa lý, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đánh giá: “Đề thi năm nay có tính phân hóa cao so với năm ngoái, bám sát các vấn đề thời sự có tính thực tiễn. Muốn làm được tốt bài thi, thí sinh cần có kiến thức toàn diện, biết vận dụng liên hệ thực tiễn. Phần thi biểu đồ là dạng bài tập đã được ôn luyện kỹ. Với đề thi này, các em thí sinh xét tốt nghiệp không khó để kiếm điểm 4-5. Riêng với học sinh thi đại học, phố điểm trung bình sẽ từ 6-8 điểm. Để đạt điểm 9 thì khó bởi đề nhiều ý, dễ sai sót”.

Trong buổi thi môn Địa lý tại cụm thi do Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì có 11.318 thí sinh đăng kí dự thi. Điểm thi tại Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên) là một trong những điểm có đông thí sinh đăng ký dự thi môn Địa lý là môn tự chọn để xét điểm tốt nghiệp với 590 thí sinh.

Thí sinh rời điểm thi Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) với tâm trạng khá phấn khởi.
Thí sinh rời điểm thi Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) với tâm trạng khá phấn khởi.

Theo quan sát, an ninh tại khu vực này được thắt chặt ngay từ khu vực cách cổng trưởng khoảng 100m. Tại hai đầu đường dẫn vào trường, công an lập rào chắn, những người không có phận sự không được vào khu vực gần cổng trưởng. Theo quan sát của chúng tôi, khi 2/3 thời gian làm bài đã có thí sinh rời phòng thi tuy nhiên không được ra khỏi cổng trường thi. Chỉ khi thời gian làm bài kết thúc, các thí sinh mới được ra ngoài.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Nghệ An, có 54 thí sinh vắng mặt trong buổi thi môn Địa lý, không có thí sinh hay giám thị vi phạm quy chế thi, trong suốt buổi thi không có tình huống bất thường nào xảy ra.

Lâm Đồng: Thí sinh “trúng tủ” môn Địa lý

Sáng nay, tại cụm thi số 52 Đại học Đà Lạt, mới hết 2/3 thời gian nhưng rất nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng hớn hở vì “trúng tủ” đề thi.

Em Nguyễn Thi Diệu, trường THPT Tân Hà (Lâm Hà, Đức Trọng) chia sẻ: “Đề thi năm nay không quá khó. Em làm được hết, cũng không hẳn là “trúng tủ” mà vì đề năm nay bám sát chương trình ôn tập, chương trình sách giáo khoa”.

Thí sinh tại cụm thi số 52 Đại học Đà Lạt kết thúc môn Địa lý
Thí sinh tại cụm thi số 52 Đại học Đà Lạt kết thúc môn Địa lý

“Đề thi toàn kiến thức cơ bản, nếu biết vận dụng cuốn Atlat Địa lý sẽ rất hiệu quả trong việc làm bài thi. Nói chung đề năm nay dễ hơn năm ngoái”, em Nguyễn Thị Mỹ Dung, trường THPT Tân Hà (Lâm Hà) phấn khởi cho biết.

Em Trần Đức Nghĩa, thí sinh tự do (Lâm Hà, Lâm Đồng), chia sẻ: “Phần đầu em làm tương đối, riêng chỉ có câu về đồng bằng sông Cửu Long là phân tích hơi lâu. Em tự chấm cho mình cũng được khoảng hơn 7 điểm”.

Nhóm PV