Dạy học bằng công nghệ - xu thế giáo dục trong tương lai

(Dân trí) - Việc ứng dụng các thiết bị công nghệ cao trong công tác giảng dạy là xu thế chung trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, đây cũng được xem là xu hướng dạy học mới được các trường sử dụng mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho cả học sinh lẫn giáo viên.

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học ra đời, đã mang lại hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất. Từ việc lên lớp bằng giáo án điện tử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (Powerpoint), những năm gần đây còn xuất hiện thêm những thiết bị công nghệ dạy học hiện đại như: Bảng điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E-learning...

Theo các chuyên gia về giáo dục, ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, các thầy giáo, cô giáo không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong thiết kế bài giảng; chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.

Từ lâu, các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga, Anh, Pháp… đã ứng dụng công nghệ cao trong việc dạy học và được xem là mô hình kiểu mẫu trong phương pháp giảng dạy. Trong đó, ứng dụng công nghệ màn hình tương tác thông minh rất phổ biến giúp tăng cường tính tương tác giữa giáo viên, học sinh cũng như giữa học sinh với nhau.

Dạy học bằng công nghệ - xu thế giáo dục trong tương lai - 1

Phương pháp giảng dạy này mang đến những ưu điểm tích cực như tạo hứng thú cho cả thầy và trò nhờ sự truyền đạt, tiếp nhận bài học thông qua các hình thức phong phú như âm thanh, hình ảnh; giúp học sinh ghi nhớ và tiếp thu bài tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ trong dạy học còn giúp giáo viên giảm nhẹ việc thuyết giảng và có nhiều thời gian hơn để thảo luận và trao đổi với học sinh.

Chẳng hạn như, trước đây với tiết học Toán hoặc Vật lý, giáo viên gặp không ít khó khăn khi giảng dạy các bài học liên quan đến biểu đồ hay vẽ sơ đồ. Thế nhưng từ khi có các thiết bị công nghệ như tivi, máy chiếu và sau này là màn hình tương tác thông minh thì việc giảng dạy trở nên đơn giản, thuận tiện hơn. Các giáo viên sẽ vẽ đồ thị hay bản phác thảo trên máy tính, sau đó chiếu cho học sinh xem.

Đối với môn ngoại ngữ, thay vì phải giải thích nghĩa của các từ mới bằng lời, giáo viên có thể phát một đoạn phim để giúp học sinh hiểu cách sử dụng các từ đó ở trong ngữ cảnh cụ thể. Hay với môn Ngữ văn, ví dụ khi học về tác phẩm “Chí Phèo”, giáo viên có thể trình chiếu một đoạn phim ngắn chuyển thể từ tác phẩm để học sinh dễ dàng mường tượng ngoại hình của Chí Phèo, Thị Nở cũng như nắm rõ hơn về bối cảnh của làng Vũ Đại lúc bấy giờ.

Dạy học bằng công nghệ - xu thế giáo dục trong tương lai - 2

“Trước đây em chưa thực sự hứng thú với môn Lịch sử bởi sách toàn là chữ với số liệu khiến em không tài nào ghi nhớ nỗi trong đầu. Thế nhưng từ ngày nhà trường sử dụng màn hình tương tác thông minh để giảng dạy, chúng em được xem nhiều đoạn tư liệu về lịch sử chân thật, sống động khiến tiết học trở nên thú vị hơn hẳn. Đặc biệt, màn hình còn kết nối và tương tác không dây với các laptop còn hỗ trợ chúng em rất nhiều trong các buổi họp nhóm của lớp nữa”, bạn Bảo Quốc chia sẻ về một tiết học ứng dụng màn hình tương tác thông minh

Ở Việt Nam, bảng tương tác đã từng được đưa vào phục vụ công tác giảng dạy tại nhiều trường học. Tuy nhiên bộ bảng tương tác truyền thống này vẫn còn nhiều nhược điểm, cụ thể như lắp đặt cồng kềnh (bảng tương tác, máy chiếu, máy vi tính, loa, phụ kiện kết nối… ), không sử dụng được trong phòng có ánh sáng cao, tuổi thọ thấp, hình ảnh không sắc nét, dễ bị lệch điểm cảm ứng, xuất hiện bóng của người dùng lên bảng khi sử dụng…

Song với sự phát triển của công nghệ nhược điểm của bảng tương tác thông minh dần được khắc phục. Chẳng hạn như, với công nghệ mới của mình màn hình tương tác thông minh ViewSonic được biết đến là một thiết bị All In One (tất cả trong một), màn hình sở hữu độ cảm ứng phân giải 4K hiển thiện sắc nét và sống động, máy vi tính cấu hình cao, loa và đầy đủ các kết nối không dây, có dây với thiết bị ngoại vi. Màn hình có 20 điểm chạm cho phép nhiều người dùng cùng đồng thời tương tác bằng tay hoặc bằng bút…

Theo các chuyên gia, với yêu cầu của chương trình mới sắp tới thì chắc chắn giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của công nghệ để mang lại cảm giác trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh… Chắc chắn màn hình tương tác thông minh sẽ là một trong những lựa chọn cho giáo dục tương lai.

H.Nguyên

Màn hình tương tác thông minh ViewSonic với bề mặt được trang bị một lớp kính cường lực với độ cứng 7H chống trầy xước và va đập, đặc biệt với công nghệ chống chói (Anti - Glare) cho phép

ở những phòng nhiều ánh sáng kể cả ngoài trời vẫn đảm bảo màu sắc ổn định và trung thực.

Sản phẩm còn trang bị đèn hình LED với mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm năng lượng và công nghệ ánh sáng xanh (Blue Light filter) giúp các học sinh không bị đau nhức, mỏi mắt khi dùng lâu

mà vẫn đảm bảo giữ được chất lượng màu tốt nhất.

Không chỉ mang đến sự sinh động trong giờ học, sự tiện lợi cho giáo viên và sự hứng thú học cho học sinh, màn hình tương tác thông minh ViewSonic còn hỗ trợ nâng tầm cho nền giáo dục Việt

Nam, giúp các thế hệ học sinh phát triển toàn diện.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Đức Pháp là đại diện ủy quyền của ViewSonic phân phối các sản phẩm màn hình tương tác thông minh và màn hình chuyên dụng.

Dạy học bằng công nghệ - xu thế giáo dục trong tương lai - 3
Việc dạy và học trở nên dễ dàng và thú vị hơn khi có màn hình tương tác thông minh.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Đức Pháp

ĐT: (028) 377.62.039, Mobile: 093.1221.388, Fax: (028) 377.62.042

TP. Hồ Chí Minh: Số 527 – 529 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

TP. Hà Nội: Số 116/19 Đường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Email: congngheducphap@gmail.com

Website: https://ducphap.vn  ; http://smartboardvietnam.com