Đào tạo nhân lực: Chú trọng đầu vào hay đầu ra?

Nhiều trường đã nhanh chóng thay đổi phương thức đào tạo - quan tâm đến kết quả đầu ra thay vì quá chú trọng đầu vào, bởi chuẩn đầu ra sẽ là một tấm gương phản chiếu rõ nét nhất chất lượng đào tạo của chính cơ sở đó.

Kể từ tháng 2/2008, khi Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường công bố chuẩn đầu ra, nhiều trường đã nhanh chóng thay đổi phương thức đào tạo - quan tâm đến kết quả đầu ra thay vì quá chú trọng đầu vào, bởi chuẩn đầu ra sẽ là một tấm gương phản chiếu rõ nét nhất chất lượng đào tạo của chính cơ sở đó. Vậy phương thức đào tạo đó đã được thực hiện theo những bước như thế nào?

Đào tạo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng:

“Mỗi kỳ tuyển sinh đại học, cả xã hội rầm rầm chạy theo các thông tin bao nhiêu người thi, bao nhiêu người bị loại, điểm chuẩn bao nhiêu, điểm sàn bao nhiêu… Tôi cho rằng sự quan tâm quá mức đó không cần thiết, gây lãng phí cho cả xã hội. Chuyện tuyển sinh đầu vào chỉ là câu chuyện nội bộ của ngành giáo dục. Cái mà xã hội nên quan tâm, đó là bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm và làm đúng nghề”, ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề về xã hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT như vậy trong một ngày họp quốc hội.

Quan điểm của ông Lợi nêu ra là một thực trạng đã tồn tại trong rất nhiều năm qua và hệ quả của nó chính là chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Anh Phạm Nhật Phương (PGĐ Trung tâm Phần mềm số 1, Công ty cổ phần phần mềm FPT) cho biết: “Sinh viên ngành CNTT tới làm việc tại công ty chúng tôi có chuyên môn khá vững nhưng chỉ đáp ứng được 60% yêu cầu công việc. Đa phần bị hạn chế về ngoại ngữ nên việc cập nhật công nghệ cũng vì thế mà bị hạn chế theo, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bên cạnh đó còn có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,…của sinh viên mới tốt nghiệp kém nên chúng tôi không dám giao việc gì lớn, dẫn đến tâm lý “vỡ mộng” về công việc của một số sinh viên. Nhưng công bằng mà nói thì với sự phát triển liên tục của công nghệ hiện nay, nếu ngoại ngữ kém và không nhanh nhạy sẽ rất dễ bị knock out”.

Trước thực trạng đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường chậm nhất là cuối năm 2008 phải công bố chuẩn đầu ra. Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, số lượng trường công bố chuẩn đầu ra vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Kinh tế kỹ thuật TPHCM, Trung tâm đào tạo Lập trình viên Thanglong-Aptech…. Việc “dũng cảm” công bố chuẩn đầu ra, đồng nghĩa với phương thức đào tạo mới đang được áp dụng, ông Lương Đình Dũng (Giám đốc đào tạo Thanglong-Aptech) cho biết: “Tôi và các giảng viên của nhà trường từng có khoảng thời gian dài làm việc trong các tập đoàn CNTT lớn như Microsoft Việt Nam, FPT software,… vì thế, chúng tôi hiểu sinh viên mình cần phải học những gì để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đó cũng chính là một trong những lý do vì sao chúng tôi có thể nhanh chóng công bố được chuẩn đầu ra và có những phương thức đào tạo thích hợp”

Chú trọng đầu vào hay đầu ra?

Trong bối cảnh nhân lực trình độ cao ở nước ta đang quá hiếm, nhiều doanh nghiệp phải tìm cách thuê các nhân viên quản lý bậc trung từ nước ngoài, thì việc cam kết việc làm và chất lượng đào tạo sau khi tốt nghiệp trở thành xu thế mà các trường đại học hướng đến.

Tại các trung tâm đào tạo lập trình viên Aptech như Thanglong-Aptech,… các môn thi đầu vào chỉ tập trung về khả năng tư duy logic. Vì vậy, tuyển sinh đầu vào của Aptech khá dễ thở, không chịu quá nhiều áp lực về tâm lý. Trong quá trình học tập, Aptech cũng cam kết đầu ra với nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm của Aptech đang làm việc tại các công ty phần mềm lớn trên thế giới.

Đào tạo nhân lực: Chú trọng đầu vào hay đầu ra? - 1
Thanglong-Aptech nhận danh hiệu Emerging Star
 
Là một trong 3500 đơn vị đào tạo Aptech toàn cầu, năm 2008 Thanglong-Aptech được tập đoàn đào tạo Aptech Ấn Độ phong tặng danh hiệu đơn vị Aptech phát triển nhất. Nhằm chuẩn hóa chương trình đào tạo để đáp ứng với yêu cầu thực tế của xã hội, năm nay, trung tâm đào tạo lập trình viên Thanglong-Aptech đã công bố chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế chuẩn đầu ra chất lượng cao. Đến hết năm 2009 nhà trường dành 50 suất hỗ trợ đặc biệt cho 50 sinh viên trúng tuyển theo hệ này, trong đó mức hỗ trợ học phí Aptech lên tới 90% và hỗ trợ 100% học phí tất cả các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ mới theo chuẩn đầu ra.
 
Đào tạo nhân lực: Chú trọng đầu vào hay đầu ra? - 2
Ký kết hợp tác đào tạo, tuyển dụng giữa Thanglong-Aptech và IIG Việt Nam, Tâm Việt, Nhân Việt

Chuẩn đầu ra của trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Thăng long - Aptech được thể hiện ở năm yêu cầu mà trường đặt ra và cam kết với xã hội, với người học là sẽ trang bị cho người học trong quá trình đào tạo, đó cũng là yêu cầu đối với người học. Năm yêu cầu được cụ thể hóa bằng: Kiến thức chuyên môn, Kỹ năng mềm, Năng lực - Thái độ, Ngoại ngữ, và Khả năng nắm bắt công nghệ mới của người học sau khi ra trường.

Theo phương thức đào tạo đó, kiến thức chuyên môn sẽ áp dụng chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế ACCP i7.1 - chương trình chuẩn mới nhất của tập đoàn Aptech Ấn Độ.

Về các kỹ năng mềm, với mục tiêu sinh viên có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế, Thanglong-Aptech đã hợp tác cùng Tâm Việt Group mở các khóa đào tạo kỹ năng mềm dành cho sinh viên. Về ngoại ngữ, Thanglong-Aptech đã hợp tác cùng IIG Việt Nam triển khai chương trình đào tạo với mục tiêu chuẩn đầu ra về tiếng Anh đối với mỗi sinh viên của Thanglong-Aptech phải đạt 450 điểm TOEIC. Về cập nhật công nghệ mới, sinh viên của Thanglong-Aptech được sự hỗ trợ cập nhật các công nghệ mới nhất từ các đối tác hàng đầu như Microsoft, … “Ngay từ năm thứ nhất, mình đã rất muốn học thêm ngoại ngữ và các kỹ năng mềm nên đã đăng ký rất nhiều các khóa học tiếng anh tại các trung tâm, nhưng vì thiếu sự định hướng nên không hiệu quả. Khi trường cho biết sinh viên sẽ được học các chương trình về tiếng anh và kỹ năng mềm, mình thực sự thấy rất vui và háo hức”, Hoàng Ngọc Khoa (sinh viên lớp A0903L Lập trình viên Quốc tế, Trung tâm Thanglong-Aptech) chia sẻ.

Nếu phương thức đào tạo như Thanglong-Aptech áp dụng thành công, không chỉ khiến các nhà tuyển dụng hài lòng mà mức lương của những sinh viên mới tốt nghiệp đó cũng rất đáng để bàn tán.

Thu Phương