Nghệ An:

Cô trò hoang mang vừa học vừa lo... trường sập

(Dân trí) - Hơn 100 trẻ đang học tại Trường mầm non Đồng Văn I, xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ ngôi trường của mình có thể sập xuống bất kỳ lúc nào.

Cô trò hoang mang vừa học vừa lo... trường sập
Điểm trường mầm non xóm Vĩnh Đồng, hơn 100 học sinh bao gồm các độ tuổi khác nhau được chia vào 2 lớp bán trú. Hai phòng học này được “cải tạo” từ trạm y tế cũ của xã.

Phần mái của 2 phòng học cũng đã hư hỏng, mỗi khi trời mưa là nước ở trong cũng như ở ngoài.
Phần mái của 2 phòng học cũng đã hư hỏng, mỗi khi trời mưa là nước ở trong cũng như ở ngoài.

Trường mầm non Đồng Văn I có tổng cộng 3 điểm trường bao gồm điểm trường mầm non bản Khe Chiềng (80 em), điểm trường Đồng Long (90 em) và điểm trường chính tại xóm Vĩnh Đồng (hơn 100 em).

Tại điểm trường mầm non xóm Vĩnh Đồng có 100 học sinh bao gồm các độ tuổi khác nhau được chia 2 lớp bán trú. Hai phòng được dùng làm lớp học cho các em đã được “cải tạo” từ tạm y tế cũ của xã và nó được xây dựng cách đây hàng chục năm.

Trải qua thời gian khá dài, đến nay những phòng học này từ bờ tường đến cột, kèo, mái … đã cũ nát và xuống cấp nghiêm trọng.
Một lỗ hổng lớn ở phía tường chiếu ánh sáng qua như một bóng đèn lớn.
Một lỗ hổng lớn ở phía tường chiếu ánh sáng qua như một bóng đèn lớn.

Một lỗ hổng lớn ở phía tường chiếu ánh sáng qua như một bóng đèn lớn.
 Mặc dù hàng năm hội phụ huynh học sinh cùng giáo viên nhà trường đều tổ chức tu sửa, gia cố nhưng những vết nứt cứ thường xuyên xuất hiện.

Cô Chữ Thị Hoài Thu - Hiệu trưởng nhà trường buồn bã chia sẻ: “Từ khi thành lập và đi vào hoạt động, trường được “thừa kế” 2 phòng cũ của trạm y tế xã. 2 phòng này được sửa chữa sau đó làm lớp học cho các cháu. Vì đã quá cũ kỹ nên tường phía trong lớp học nhiều nơi bị nứt, đặc biệt là phần mái nhà. Dù đã được sữa chữa nhiều lần nhưng mỗi khi trời mưa nước lại dột khắp nơi. Giáo viên chúng tôi thì không sao, nhưng chỉ thương các em học trò thôi. Cô trò vừa dạy vừa học mà cứ nơm nớp lo sợ trường sập xuống, đặc biệt là vào mùa mưa”.

Cũng theo cô Thu, tại hai điểm trường Khe Chiềng mặc dù phòng học đã được xây kiên cố hóa nhưng cơ sở vật chất, đặc biệt là đồ dùng phục vụ công tác dạy và học cho các cháu vẫn còn nhiều thiếu thốn. Đồ chơi cho trẻ phần lớn là các cô giáo tự “sáng tạo” thêm. Còn tại điểm trường mầm Đồng Long các cô trò còn phải mượn tạm nhà văn hóa cộng đồng của thôn để dạy và học. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc sửa sang cơ sở vật chất chủ yếu lấy từ số tiền vận động xã hội hóa giáo dục. Vì xã Đồng Văn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung nên số tiền vận động được cũng không đáng là bao.
 Cô Hồ Thị Hà chỉ vào vết nứt dài trên tường đầy lo lắng.
 Cô Hồ Thị Hà chỉ vào vết nứt dài trên tường đầy lo lắng.

 Cô Hồ Thị Hà chỉ vào vết nứt dài trên tường đầy lo lắng.
Trường học xuống cấp, học sinh bán trú phải ngủ dưới nền nhà và chiếu manh tạm bợ thế này rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của các em rất nhiều.

Xã Đồng Văn với diện tích tự nhiên gần 90km2, cách trung tâm thị trấn Tân Kỳ khoảng 30km là xã đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều thiếu thốn. Trên địa bàn xã có 2 trường mầm non, ngoài trường mầm non Đồng Văn I với 3 điểm trường, còn có trường mầm non Đồng Văn II với 6 điểm trường lẻ. Cơ sở vật chất nói chung của trường mầm non II cũng còn nhiều khó khăn, một số điểm trường còn phải sử dụng nhà văn hóa thôn để làm phòng học.

Mặc dù đã được Phòng giáo dục huyện Tân Kỳ đặc biệt quan tâm, năm 2013 toàn huyện được đầu tư 5 phòng học kiên cố hóa ở cấp mầm non. Thấy được những khó khăn của xã, Phòng Giáo dục huyện đã ưu tiên cho trường mầm non Đồng Văn II tổng số 3/5 phòng học.
Bức tường bị nứt nẻ từ trên trần xuống dưới chân rất nguy hiểm.
Bức tường bị nứt nẻ từ trên trần xuống dưới chân rất nguy hiểm.

Nói về phong trào thi đua chung, cô Thu cho hay: “Trường cũng muốn hoàn thiện để phấn đấu xây dựng đạt chuẩn nhưng cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn. Vì vậy, việc xây dựng trường đạt chuẩn cũng chỉ đang là dự án của ban giám hiệu nhà trường. Đã nhiều lần chúng tôi làm tờ trình gửi UBND xã để xin hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các cháu nhưng vẫn chưa được chấp thuận”.

Theo quan sát của chúng tôi, hai phòng được “cải tạo” lại từ trạm y tế cũ của xã tại điểm trường Vĩnh Đồng đã quá cũ kỹ. Phần tường dù được quét lại bằng vôi trắng, da trát vựa hồ nhiều lần song nó vẫn nham nhổ các vết nứt lớn nhỏ, phần mái của phòng học ngói lợp đã hư hỏng nhiều điểm ánh sáng chói xuống phía trong lớp, các cột kèo được làm bằng gỗ cũng đã có dấu hiệu hư hỏng oằn xuống không chịu được trọng lượng lớn.

Hàng năm, ban giám hiệu nhà trường cùng hội phụ huynh học sinh góp công sức để tổ chứ tu sửa lại phòng học. Phần mái và tường đều được gia cố thường xuyên đảm bảo an toàn cho các cháu mỗi khi đến trường. Tuy nhiên, hiện nay nó vẫn đang xuống cấp trầm trọng, học sinh, phụ huynh và cô giáo vừa học vừa lo trường sập bất cứ lúc nào.
 Các em học sinh trải chiếu ngủ dưới nền nhà đất cũng đã hư hỏng.
 Các em học sinh trải chiếu ngủ dưới nền nhà đất cũng đã hư hỏng.

Nói về cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục trên địa bàn xã ông Nguyễn Công Lý - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn phân trần: “Toàn xã chúng tôi có tới 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường cấp II với nhiều điểm trường dàn trải trên các địa bàn các xóm khác nhau. Vì thế việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường là vô cùng khó khăn khi ngân sách địa phương lại hạn chế”.

Cũng theo ông Lý, trên địa bàn xã có những điểm trường như trường tiểu học còn chưa đủ phòng cho các cháu ngoài việc sử dụng nhà văn hóa cộng đồng còn phải mượn thêm nhà dân để làm phòng học. Dù biết ở điểm trường mầm non các phòng học đã xuống cấp rất nguy hiểm cho các cháu nhưng chính quyền địa phương cũng “lực bất tòng tâm”.

Nguyễn Tình - Lany Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm