1. Dòng sự kiện:
  2. Điểm chuẩn các trường đại học năm 2024

Cơ hội nào với ngành luật và quan hệ quốc tế?

Nhiều thí sinh chuẩn bị làm hồ sơ thắc mắc, Học viện Quan hệ Quốc tế có phải là trường chỉ tuyển con em ngành ngoại giao và có sơ tuyển không?

Câu trả lời từ phía Học viện là không. Các ngành được đào tạo tại Học viện Quan hệ Quốc tế (HV QHQT) là: Quan hệ Quốc tế (09.01.20).

 

Điểm chuẩn tuyển sinh năm học trước là: Tiếng Anh: 22; Tiếng Pháp: 23,5; Tiếng Trung: 21,0 (Thi khối D, Tiếng Anh: HQT 701 D1 (Văn, Toán, Anh văn); Tiếng Pháp: HQT 703 D3 (Văn, Toán, Pháp văn); Tiếng Trung: HQT 704 D1 (Văn, Toán, Anh văn). Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2006-2007 là 200 như sau:

 

- Ngành tiếng Anh- Quan hệ Quốc tế (mã số 07 03 11); Bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006-2007; Chỉ tiêu dự kiến: 100 ; Thi khối D, Tiếng Anh HQT 701 D1 (Văn, Toán, Anh văn); Điểm Ngoại ngữ nhân hệ số 2.

 

- Ngành tiếng Pháp - Quan hệ Quốc tế (mã số 07 04 11);  Bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006- 2007; Chỉ tiêu tuyển sinh: 50; Thi khối D, tiếng Pháp HQT 703 D3 (Văn, Toán, Pháp văn);  Điểm Ngoại ngữ nhân hệ số 2.

 

Ngoài những quyền lợi đối với sinh viên hệ chính quy do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên HV QHQT còn được hưởng nhiều quyền lợi trong đó có quyền đáng chú ý sau: Được ưu tiên xét chọn đi học ở nước ngoài theo chỉ tiêu của Nhà nước, theo các chương trình hợp tác quốc tế của HV QHQT hoặc của Bộ Ngoại giao;

 

Sinh viên tốt nghiệp diện thủ khoa được tuyển thẳng vào làm việc tại Bộ Ngoại giao không phải qua kỳ thi tuyển dụng. Những sinh viên học khá giỏi được tuyển chọn theo học cao học hoặc được ưu tiên giới thiệu đến một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương tuyển chọn làm việc.

 

Cơ hội ngành mới ở Trường ĐH Luật

 

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đơn ngành (Luật học) nên sinh viên được đào tạo theo chương trình chung là chủ yếu và bằng được cấp cũng là bằng có nội dung ghi chung là Cử nhân luật.

 

Việc đào tạo và cấp bằng theo chuyên ngành (ngành luật có 7 chuyên ngành) chỉ được thực hiện ở cấp đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Tuy nhiên, sinh viên của trường được phân về các khoa chuyên ngành để quản lý và để thực hiện bước đầu sự chuyên ngành. (Thời lượng cho đào tạo chuyên ngành chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ).

 

Với lý do như vậy, Trường ĐH Luật HN chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển chung; không có điểm chuẩn cho từng khoa. Điều này đảm bảo những thí sinh trúng tuyển vào trường là những thí sinh có điểm cao nhất theo từng khu vực và từng đối tượng (Nếu xét điểm chuẩn theo khoa sẽ có tình trạng thí sinh có điểm cao hơn vẫn không đỗ vào trường vì đăng ký vào khoa có điểm chuẩn cao do đông thí sinh và ngược lại…).

 

Những thí sinh trúng tuyển được xếp vào các khoa theo nguyện vọng đã đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp có quá nhiều thí sinh trúng tuyển có nguyện vọng vào khoa cụ thể thì trường phải điều chỉnh theo nguyên tắc ưu tiên thí sinh có điểm cao hơn. Số thí sinh còn lại được xếp vào các khoa khác theo nguyện vọng của thí sinh.

 

Trong các kỳ tuyển sinh vừa qua, khoa có số thí sinh đăng ký vào đông nhất là Khoa Pháp luật kinh tế (Mã số 501). Do vậy, nhà trường chỉ có thể xếp vào khoa này những thí sinh có điểm thi cao hơn điểm chuẩn và những thí sinh còn lại tuy trúng tuyển nhưng phải chọn vào các khoa khác.

 

Cụ thể, trong kỳ tuyển sinh năm 2005, thí sinh trúng tuyển chỉ được xếp vào Khoa Pháp luật kinh tế khi có điểm thi cao hơn điểm chuẩn là 2,5 điểm (đối với khối A) và 2,0 điểm (đối với khối C và khối D1).

 

Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh này là Trường ĐH Luật có chuyên ngành mới là Luật kinh doanh quốc tế (Mã số 505).

 

Theo Hồ Thu

Tiền Phong