Chứng chỉ tiếng Anh: “Sân chơi” của tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14/10/2010 và 16/10/2010 Apollo English tổ chức Lễ trao chứng chỉ tiếng Anh thiếu nhi Cambridge cho hơn 300 học viên 7-12 tuổi tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bao gồm ba cấp độ: Starters, Movers và Flyers.

Chứng chỉ tiếng Anh: “Sân chơi” của tiêu chuẩn quốc tế - 1

Một thời, người học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ biết đến những tiêu chuẩn đánh giá theo hệ thống chứng chỉ A, B, C quốc gia, áp dụng chung cho mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi. Trong khi để có thể tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, du học, trao đổi học giả, nghiên cứu, làm việc... người học phải có được một chứng nhận về năng lực sử dụng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế. Chưa kể dường như “địa hạt” dành cho thiếu nhi đang là “mảnh đất lành” của Cambridge ESOL; bởi chưa có chương trình nào hay hơn để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của trẻ em.
 
Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của trẻ em
 
Ngày 14/10/2010 và 16/10/2010 Apollo English tổ chức Lễ trao chứng chỉ tiếng Anh thiếu nhi Cambridge cho hơn 300 học viên 7-12 tuổi tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bao gồm ba cấp độ: Starters, Movers và Flyers. Tham gia thi lấy chứng chỉ tiếng Anh thiếu nhi Cambridge là một phần của chương trình tiếng Anh hè hàng năm tại Apollo English. Không riêng Apollo English, nhiều trung tâm tiếng Anh lớn đều định hướng chương trình đào tạo dành cho các học viên thiếu nhi theo tiêu chuẩn của hệ thống chứng chỉ Cambridge.
 
Cho đến nay ở Việt Nam, dường như hệ thống kiểm tra năng lực sử dụng tiếng Anh thiếu nhi Cambridge là thước đo phổ biến nhất và đáng tin cậy nhất để đánh giá tiến trình học tiếng Anh ở trẻ. Kỳ thi này được Hội đồng khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh tổ chức tại hơn 150 quốc gia với số lượng đăng ký dự thi hàng năm khoảng 2 triệu thí sinh. Điểm đặc biệt của bài thi là có minh họa hình ảnh nhiều màu sắc với các tình huống thú vị, phù hợp với tâm lý và hiểu biết của trẻ. Bài thi tuy không dễ nhưng lại không tạo cảm giác gò bó cho trẻ và chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới.
 
Chị Hồng Vân, mẹ em Phạm Nguyễn Minh Trân, học viên Apollo English đã hai lần đạt điểm tối đa ở bài thi cấp độ Movers (2009) và Flyers (2010) cho biết: “Chị thấy khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bé tốt hơn và bé có thể tự tin nói chuyện với người nước ngoài”. Còn phụ huynh em Nguyễn Quỳnh Anh - chị Hồng Lê thì vui vẻ cho con dự thi vì: “Đây là kỳ thi quốc tế để đánh giá sức học của các cháu thiếu nhi trên toàn thế giới. Chị rất mong con có nhiều cơ hội cọ xát”. Chính vì bài thi chỉ nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh, không theo hướng đánh đố nên trẻ không bị căng thẳng và phụ huynh sẵn lòng cho con tham gia.
 
Chứng chỉ quốc tế cho các đối tượng người lớn?

Chứng chỉ tiếng Anh: “Sân chơi” của tiêu chuẩn quốc tế - 2

Cách đây không lâu, ĐHQG TP.HCM nghiên cứu và đưa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá EICAS (English for International Communication Assessment System). Có thể xem đây là một nỗ lực tạo ra khung đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh ở SV Việt Nam, bước đầu thí điểm đối với hệ Cử nhân - Kỹ sư tài năng tại TP.HCM. Tuy nhiên, để bộ khung tiêu chuẩn này được công nhận về mặt thị trường lại là một câu chuyện khác. Bởi các hệ thống kiểm tra, đánh giá của Cambridge, ETS... vốn đã tạo dựng được thương hiệu và gần như thành một tiêu chuẩn chung ở quy mô quốc tế.
 
Chưa kể khung tiêu chuẩn chung của châu Âu (Common European Framework) dù đã được thống nhất nhiều năm nay vẫn chỉ nằm trong nhận thức của một nhóm đối tượng nhất định. Dù sao, đây vẫn là bộ khung tiêu chuẩn uy tín và được nhiều đơn vị đào tạo tiếng Anh sử dụng làm thước đo đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên. Phổ biến nhất với đối tượng đi làm, du học sinh gần như chỉ là IELTS, TOEFL và TOEIC. Nhưng thực tế, nhiều nhà tuyển dụng hoặc các chương trình đào tạo quốc tế đặc thù vẫn phải chọn cách kiểm tra năng lực tiếng Anh ứng viên theo tiêu chí riêng của họ.
 
Một thời, người học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ biết đến những tiêu chuẩn đánh giá theo hệ thống chứng chỉ A, B, C quốc gia, áp dụng chung cho mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi. Nhưng sự bùng nổ yêu cầu về tiếng Anh - một ngôn ngữ thông dụng trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, giao thương quốc tế - đã tạo điều kiện cho các chương trình đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế bước vào “thời hoàng kim”. Trong bối cảnh đó, các hệ thống đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh theo tiêu chuẩn chung của thế giới chiếm ưu thế tại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.