Chọn lựa nghề nghiệp, định hướng tương lai
Đứng trước những cơ hội việc làm, cầm tấm bằng cử nhân trên tay, sinh viên vẫn loay hoay tìm phương hướng nghề nghiệp, thậm chí nhiều sinh viên sắp ra trường còn trăn trở băn khoăn trong chính ngành học của mình.
Có bằng cử nhân vẫn thất nghiệp là thường
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2014, do Bộ LĐ-TB-XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21/3, quý IV/2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao gấp 4 lần, nhóm trình độ đại học trở lên cao gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác.
Đây là một con số khiến chúng ta phải suy ngẫm rất nhiều. Hầu hết người Việt Nam cho rằng, chỉ khi được tiếp nhận nền giáo dục tới bậc cao đẳng và đại học thì sau đó vấn đề thất nghiệp mới không bao giờ là nỗi lo. Tuy nhiên, thực tế dường như đang đi ngược lại với đại đa số quan niệm giáo dục của người Việt. Vậy có nên đặt ra 2 giả thuyết cho nguyên nhân của vấn đề này rằng: giáo dục đại học ngày nay đã không còn cần thiết hay trình độ đại học là vẫn chưa đủ để kiếm một việc làm? Cả 2 giả thuyết đưa ra đều không đúng, mà nguyên nhân sâu xa lại nằm ở chính những sinh viên tiếp nhận nền giáo dục bậc cao này.
Chọn ngành chưa chắc đã chọn nghề
Đối với nhiều ông bố bà mẹ Việt, việc con em họ buộc phải thi đỗ Cao đẳng, Đại học là một việc hiển nhiên. Đại học là con đường duy nhất và cũng là bước ngoặt quyết định tương lai con em họ. Chính vì sự định hướng kiên định từ bố mẹ, con cái bằng mọi cách sẽ tìm ra được một ngành học trong một trường đại học có số điểm phù hợp với khả năng học tập của mình để thi đỗ. Và cứ vậy, 4 - 5 năm trôi qua, những bạn sinh viên hàng ngày đến lớp, ngồi trên ghế giảng đường mà trong đầu đầy băn khoăn, trăn trở sau khi ra trường mình sẽ làm nghề gì.
Khi giáo dục bậc đại học trở nên phổ biến, tỉ lệ cạnh tranh việc làm ngày một tăng cao. Sinh viên mới ra trường còn đang mơ hồ về ngành nghề, vô hình chung sẽ khó cạnh tranh được với những ứng viên có kinh nghiệm thực tế trong cùng lĩnh vực. Do vậy, hiện tượng chọn nghề nghiệp hoàn toàn trái ngược với ngành học của mình ở sinh viên sau đại học đã không còn hiếm thấy. Nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng này đó chính là thiếu kiến thức hướng nghiệp.
Định hướng giáo dục quan trọng, định hướng nghề nghiệp quan trọng hơn
Nếu sự định hướng giáo dục ở bậc trung học phổ thông, trước đại học quan trọng 5 thì định hướng nghề nghiệp sau đại học là quan trọng 10. Thiếu hụt hướng nghiệp kịp thời sẽ dẫn đến việc lựa chọn sai lầm cho nghề nghiệp tương lai. Để giúp các bạn sinh viên sắp ra trường trang bị được kiến thức về việc làm, Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế Langmaster hợp tác với TS. Lê Thẩm Dương tổ chức buổi hội thảo “Chọn lựa nghề nghiệp, định hướng tương lai” vào ngày 14/4/2014. Với chủ đề “hướng nghiệp” tưởng chừng đã cũ kĩ với những lý thuyết khô khan, bằng lối giảng bài như “nói chuyện bông đùa” của mình, những kiến thức hướng nghiệp sẽ được thầy Lê Thẩm Dương làm mới hoàn toàn và đảm bảo truyền tải 100% đến các bạn sinh viên tham dự.
Thông tin chi tiết về hội thảo:
Thời gian: 8h – Ngày thứ 2 (14/04/2014)
Đơn vị tổ chức: Tổ chức giáo dục quốc tế Langmaster