Mã số 1501:
Chàng thủ khoa nghèo mong trả được nợ ngân hàng cho mẹ
(Dân trí) - “Mẹ à, số tiền mẹ nợ cho hai anh em con ăn học, tiền thuốc thang cho bố đã chồng chất. Con phải học thật giỏi thì mới có cơ hội trả tiền nợ cho mẹ và sửa sang căn nhà xập xệ…” - tâm tình của em Hoàng Nghĩa Bính, tân thủ khoa Trường Sỹ quan Lục quân 1.
Học thật giỏi để đền đáp bố mẹ
Hoàng Nghĩa Bính sinh ra trong gia đình nhà thuần nông ở xóm Phong Quang (xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Bố em là anh Hoàng Nghĩa Nhâm (sinh năm 1968) đau ốm từ nhỏ, mắc bệnh hở van tim, úng thủy não nên mọi hoạt động không như người bình thường. Hàng ngày anh Nhâm ở nhà làm việc vặt, hôm nào khỏe thì đi chăn dắt con bò cho vợ. Mẹ em chị Trần Thị Thảo (sinh năm 1968) ai thuê gì làm nấy để trang trải cuộc sống và chi tiêu học tập cho hai anh em Bính.
Chị Trần Thị Thảo xúc động chia sẻ: “Cháu đạt được kết quả cao như ngày hôm nay đều do cháu tự lập, bố mẹ không phải nhắc nhở gì. Cháu rất chăm học, không quản thời tiết lạnh, trời nắng nực cháu vẫn miệt mài bên đèn sách. Nhiều khi về khuya, tôi tỉnh giấc vẫn thấy cháu đang học, nhắc cháu đi ngủ để đảm bảo sức khỏe thì cháu ôm chầm lấy cổ mẹ rồi thủ thỉ “Mẹ à, con phải chăm học, để không phụ công chăm lo của bố mẹ. Số tiền mẹ nợ cho hai anh em con ăn học, tiền thuốc thang cho bố đã chồng chất. Con phải học thật giỏi, thi đậu đại học thì mới có cơ hội trả tiền nợ cho mẹ và sửa sang căn nhà xập xệ mẹ ạ”.
Chị Thảo cũng bảo, hiện gia đình đang nợ ngân hàng 30 triệu, vay mượn, nợ nần anh em hàng xóm cũng 10 triệu nữa. Như vậy, hiện tại gia đình chị đang nợ 40 triệu đồng mà chưa biết đến khi mô trả cho xong. "Nợ ngân hàng 30 triệu anh chị à, không biết đến khi mô trả mới xong đây, gia đình nông dân nhà tui nghèo khổ vậy đó", chị Thảo nói.
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về chàng thủ khoa là khuôn mặt hiền hậu, lễ phép. Bính cho biết: “Kỳ thi thử đại học, em đạt điểm cao nhất. Đợt thi đại học em tự chấm điểm cũng từ 25 - 26 điểm, nhưng không nghĩ mình đạt thủ khoa”.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Bính tự tin với phương pháp học tập mang lại sự thành công cho em ngày hôm nay: “Học tập trung, nắm chắc lý thuyết, không suy nghĩ chuyện khác trong lúc học. Thời gian rảnh rỗi em giúp bố mẹ làm việc nhà, chơi thể thao với bạn bè trong xóm. Các dạng đề tự tìm những phương pháp giải mới, không học thuộc thụ động cách giải của thầy cô để dễ nhớ hơn. Khi có những chỗ khúc mắc thì gặp bạn bè trao đổi, tìm ra cách giải”.
Được biết, tốp 30 thí sinh điểm cao của Trường Sỹ quan Lục quân 1 sẽ được đào tạo học tiếng Nga 1 năm để đi du học trường quân sự ở Nga. Bính đang hân hoan chờ ngày nhập học, trong một năm học giỏi tiếng Nga để được đi du học. Nhưng giờ với gia đình đang lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, không biết có thực hiện được giấc mơ hay không đang là một dấu hỏi lớn đối với Bính?
Ước mơ trở thành nhà quân sự lỗi lạc
Chia sẻ cùng PV Dân trí, Bính thành thật khi lựa chọn ngôi trường này, mong muốn đỡ đần mẹ: “Một mình mẹ làm ruộng quanh năm đầu tắt mặt tối cũng chỉ đủ gạo ăn cho cả nhà, còn tiền thuốc lo cho bố thì mẹ vay hàng xóm, vay ngân hàng, tiền chi tiêu hằng ngày mẹ phải đi phụ hồ… Em quyết thi vào trường này thì mới được học đại học, vì được lo chỗ ăn ở, không mất tiền học phí và đầu ra cũng có quân đội thu xếp. Còn những trường khác mẹ sẽ không nuôi nổi”.
Khi tâm sự về sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè trên lớp học, em cười thật hiền: "Tính em vốn nhút nhát, ít giao du bạn bè, nên bạn em không nhiều, nhưng các bạn rất tốt, khi em khó khăn họ sẵn sàng giúp đỡ, nhất là trong học tập, mỗi bài khó bạn bè đều xúm vào giảng giải đến khi nào thật hiểu mới thôi. Còn thầy cô, em cảm ơn các thầy cô nhiều lắm, không chỉ thầy cô giúp em lớn lên về trí tuệ, mà nhiều cô thầy còn giúp em mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống".
Bính cũng không ngần ngại chia sẻ thêm về giấc mơ cháy bỏng, khao khát cống hiến sức trẻ của mình cho Tổ quốc: "Em nghĩ, trách nhiệm của thế hệ trẻ là không chỉ có sức khỏe để sẵn sàng nhập ngũ, mà mỗi người lính còn phải có văn hóa, có trình độ khoa học kĩ thuật cao. Ước mơ lớn nhất của em trước sau là mong muốn được học tập và trưởng thành trong quân ngũ, được trở thành một sỹ quan giỏi của Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Võ Xuân Lam - giáo chủ nhiệm lớp 12T1 tự hào về cậu học trò cưng của mình: “Với hoàn cảnh nghèo khó, bố đau ốm quanh năm nhưng Bính vẫn luôn vươn lên trong học tập. Là học sinh có nghị lực, ngoan hiền, các bạn, thầy cô rất quý mến Bính. Bính tận tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn trong lớp. Trong học tập, Bính là học sinh có đầu óc sáng tạo, tìm ra những cách giải mới để trao đổi với thầy. Năm lớp 12, em có một sự bức phá mãnh liệt, kết quả thi thử em đứng đầu bảng”.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Mã số 1501: em Hoàng Nghĩa Bính, xóm Phong Quang, xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ĐT: 0163 5555 818 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|