Cha mẹ đồng tình với cách dạy con bằng roi vọt

(Dân trí) - Phụ huynh học sinh các trường tiểu học ở Trung Quốc nói rằng họ không có vấn đề gì nếu con cái họ bị thầy cô phạt đòn, miễn là nó không vô lý và không quá đáng.


Trung Quốc: Cha mẹ đồng tình với cách dạy con bằng roi vọt

Trung Quốc: Cha mẹ đồng tình với cách dạy con bằng roi vọt

Noratika, một phụ huynh học sinh, nói rằng cô thấy hình thức kỷ luật này là hết sức bình thường bởi chính cô ở nhà cũng thường dạy con theo cách này -“Tôi thấy ở trường các thầy cô cũng chỉ phát nhẹ vào lòng bàn tay khi các con mắc lỗi. Ở nhà, tôi cũng thường làm thế và đảm bảo là mình đã giải thích cặn kẽ cho con rằng con đã sai ở đâu, tại sao mẹ phải đánh con. Miễn là việc đánh đòn được thực hiện một cách hợp lý, không phải với mục đích trút giận và không làm tổn hại đến lũ trẻ thì tôi nghĩ là không sao vì đây là một cách hiệu quả để rèn giũa kỷ luật”.

Noratika cũng cho biết thêm là nhiều phụ huynh khác cô quen cũng có cùng chung quan điểm -“Tôi nghĩ rằng khi bạn gửi con cái đến một trường học ở Trung Quốc thì bạn cũng đã ý thức được rằng hình thức kỷ luật này là một phần quan trọng của phương pháp giáo dục tại đây”

Một phụ huynh khác, họ Lee, đồng ý với ý kiến này và bổ sung thêm rằng, thầy cô ở trường tiểu học nơi cậu con trai 8 tuổi của anh đang theo học sẽ thông báo với phụ huynh mỗi khi con cái họ bị phạt đòn - “Tôi cảm thấy ổn với hình thức phạt này miễn là nó không vô lý và không quá đà”

Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng việc phạt trẻ bằng roi vọt chỉ nên được sử dụng khi các phương pháp giáo dục khác không mang lại hiệu quả.

“Theo như tôi được biết thì không có chuyện đánh đòn ở trường con trai tôi đang theo học. Cá nhân tôi ủng hộ việc nói chuyện, giảng giải điều hay lẽ phải cho con hơn là đánh đòn. Tuy nhiên thời buổi này đa số các bậc cha mẹ đều hết sức bận rộn, vậy nên việc dùng đến roi vọt có lẽ là một cách giáo dục “tiết kiệm thời gian”. Dù vậy, tôi vẫn mong các thầy cô ở trường chỉ phát nhẹ vào tay các con để cảnh cáo chứ không đánh mạnh”.

Một phụ huynh khác, tên là Shalini cũng cho rằng, không phải tất cả học sinh đều sẽ phản ứng tích cực với việc bị phạt, lấy con trai cô làm một ví dụ:

“Năm ngoái, khi con trai tôi học lớp 4, tôi phát hiện ra rằng thằng bé liên tục bị đánh ở lớp vì bị điểm C môn Toán. Tôi cảm thấy điều này là quá khắt khe một cách không cần thiết, và rõ ràng là điểm số của thằng bé cũng chẳng nhờ đó mà cải thiện thêm chút nào, vậy nên tôi đã đến nói chuyện với giáo viên. Mất rất nhiều thời gian mới có thể thuyết phục được giáo viên của con trai tôi thay đổi ý kiến, thằng bé không bị phạt đòn nữa và điểm môn Toán của nó cũng dần được cải thiện.”

Thuỳ Linh Hà (Theo Asiaone)

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm