Đào tạo Đại học – Cao đẳng ở Tây Nguyên:
Bài 2: Đua nhau mở ngành, khuyến mãi chiêu sinh
Để có sinh viên theo học, nhiều trường còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như học ngành công nghệ được tặng máy tính xách tay.
Hàng vạn sinh viên ra trường ở Tây Nguyên không tìm được việc làm nên phải làm đủ mọi nghề để trang trải cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó việc mở ra quá nhiều trường, mở ngành, mở lớp với nhiều hình thức và dễ dãi trong công tác tuyển sinh, xem nhẹ chất lượng đầu vào, khiến chất lượng sinh viên ra trường không đảm bảo.
Trường Trung cấp Trường Sơn, nằm trên đường Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Vào mùa tuyển sinh trường khá nhộn nhịp, đông vui. Nằm sát ngay ở cổng ra vào, “Phòng tuyển sinh” với cỡ chữ to hơn mức bình thường. Ai đi qua cũng dễ dàng nhận thấy.
Ngôi trường ngoài công lập này đào tạo “đa năng”, từ trung cấp, cao đẳng đến cả bậc đại học.
Không ai biết hiệu quả hoạt động ra sao, nhưng vào năm 2012, chính trường này đã sử dụng gần 1 tỷ đồng tiền học phí của sinh viên từ chương trình liên kết đào tạo với Đại học Đà Lạt để trang trải nợ nần, khiến gần 200 người theo học tại đây đến thời kỳ mãn khóa mà không được thi tốt nghiệp.
Năm nay, ngoài việc tuyển sinh 450 chỉ tiêu trung cấp, trường kêu gọi chiêu sinh 200 chỉ tiêu ĐH-CĐ theo hình thức liên kết, liên thông với nhiều trường từ Bắc chí Nam, với đủ loại ngành nghề đào tạo.
Ông Ksor BLim đưa con trai Y Khuyết từ huyện EaH’Leo (Đắc Lắc) đến đây nhập học mà cả hai bố con chưa biết nên chọn ngành gì.
Hai cha con đang loay hoay trước bảng thông báo tuyển sinh, thì được cán bộ Phòng tuyển sinh tên Thủy chào mời đon đả, lại còn hứa, nếu đăng ký học công nghệ thông tin sẽ được ưu tiên, khuyến mãi một chiếc máy tính xách tay, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng, được cấp phát học bổng và nơi ăn ở nội trú.
Với lời lẻ như một nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, cán bộ tuyển sinh này giới thiệu một loạt các ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo, như: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Quản lý bán hàng siêu thị, Cao đẳng dược và đặc biệt là rất dễ vào học, vì chỉ xét hồ sơ.
Ở tỉnh Đắc Lắc, cùng với Trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và 2 trường cao đẳng nghề, còn có 9 trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập.
Các cơ sở đào tạo ở đây chỉ mới “dạy cái mình có chứ không phải dạy cái xã hội cần”. Trong khi, ngày càng có nhiều trường ĐH-CĐ trong cả nước đến Đắc Lắc để chiêu sinh, liên kết, đặt cơ sở đào tạo tại địa phương, nên chuyện tuyển sinh kiểu “vơ bèo vạt tép” là điều không tránh khỏi.
Tuyển sinh dễ dãi như thế còn được biến tướng thành cái gọi là “đề án tuyển sinh riêng”, mà Phân hiệu trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tại Gia Lai là ví dụ điển hình.
Năm nay, Phân hiệu tuyển sinh 600 chỉ tiêu chính quy, thuộc 5 ngành ở ba bậc đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề.
Theo “đề án tuyển sinh riêng” này, việc xét tuyển không chỉ dựa theo kết quả dự thi ĐH-CĐ vừa qua, mà còn xét thêm học bạ.
Học sinh trung học phổ thông chỉ cần có điểm bình quân của 5 học kỳ bằng 6 là đậu đại học, và 5,5 điểm là vào cao đẳng. Điểm đầu vào quá thấp như vậy, họ rất dễ dàng tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo ông Lữ Đình Dưỡng - Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, đó là sự xem nhẹ chất lượng đầu vào.
“Một số trường cho đề án tuyển sinh riêng. Cái đó chẳng qua là hướng lách luật. Họ lách bằng cách vừa xét điểm, vừa xét học bạ. Nếu không đủ điểm sàn, thì xem xét thêm học bạ. Nói chung kiểu làm loanh quanh như vậy là để các trường dân lập đủ chỉ tiêu” – ông Dưỡng thẳng thắn.
Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên đã có 2 trung tâm đào tạo đại học khá lớn. Đại học Đà Lạt với 45 ngành đào tạo; Đại học Tây Nguyên cũng mở ra hơn 40 ngành.
Cả hai trường này, việc mở ngành, mở lớp cũng liên tục gia tăng. Chỉ trong mấy năm gần đây, trường nào cũng tăng thêm 5 ngành học.
Đó là chưa kể việc liên kết với vài chục trường trong cả nước để đào tạo các hệ, các lớp khác nhau, từ trung cấp, cao đẳng… đến sau đại học. Trong đó, một số ngành đào tạo chỉ chạy theo thị hiếu nhất thời như: Quản trị kinh doanh bất động sản, Tài chính-Ngân hàng, Công nghệ thông tin; Quốc tế học hay Điện tử viễn thông và Đông phương học.
Cũng với cách thức đó, các trường cao đẳng, trung cấp và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên của 5 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cũng tổ chức liên kết với các trường đại học ở TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hà Nội, Thái Nguyên... mở ra nhiều ngành đào tạo bậc đại học với các hệ khác nhau.
Thậm chí, Trường Trung cấp y - dược Hà Nam, vào tận xã vùng sâu, vùng xa đăng thông báo để “câu học sinh”.
Viện Đại học Mở Hà Nội thì liên kết đào tạo Đại học Luật kinh tế theo hình thức từ xa với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai. Chỉ cần nộp hồ sơ và khoản kinh phí hơn 20 triệu đồng/khóa là được.
Hay Trường Trung cấp Đam San (Đắc Lắc) mở lớp Đại học Báo chí mà liên kết với một trường nghệ thuật ở Hà Nội - đó là Trường đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội.
Bởi vậy, theo ông Phan Hồng - Giám Đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Đắc Lắc, thì đó là điều không dễ gì khắc phục.
Ông Phan Hồng nói: “Việc đưa ra các ngành nghề đào tạo, xây dựng các chỉ tiêu đào tạo thì trước hết các trường phải nghiên cứu điều kiện mà nhà trường có được khả năng như thế nào, thì tuyển sinh theo hướng đó. Nếu không tính đến nguyên tắc, chất lượng thì hoạt động đào tạo trở nên hỗn loạn và đem lại hậu quả rất khó khắc phục”.
Với việc mở ra quá nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo, cộng với sự dễ dãi trong công tác tuyển sinh, xem nhẹ chất lượng đầu vào đang làm cho chất lượng sinh viên ĐH-CĐ ở Tây Nguyên không đảm bảo. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp, có bằng cấp chính quy hẳn hoi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chủ sử dụng lao động nên ngày càng có nhiều người thất nghiệp.
Thực trạng đó đang dẫn đến những hệ lụy hết sức phức tạp trong đời sống xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và các ngành liên quan không chỉ ở khu vực Tây Nguyên mà ở tầm vĩ mô cả nước.
Trường Trung cấp Trường Sơn, nằm trên đường Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Vào mùa tuyển sinh trường khá nhộn nhịp, đông vui. Nằm sát ngay ở cổng ra vào, “Phòng tuyển sinh” với cỡ chữ to hơn mức bình thường. Ai đi qua cũng dễ dàng nhận thấy.
Ngôi trường ngoài công lập này đào tạo “đa năng”, từ trung cấp, cao đẳng đến cả bậc đại học.
Trường Trung cấp Trường Sơn (Đắc Lắc) với chính sách “khuyến mại chiêu sinh” hấp dẫn, liên kết với nhiều trường trong cả nước để đào tạo rất nhiều ngành, từ trung cấp đến đại học.
Không ai biết hiệu quả hoạt động ra sao, nhưng vào năm 2012, chính trường này đã sử dụng gần 1 tỷ đồng tiền học phí của sinh viên từ chương trình liên kết đào tạo với Đại học Đà Lạt để trang trải nợ nần, khiến gần 200 người theo học tại đây đến thời kỳ mãn khóa mà không được thi tốt nghiệp.
Năm nay, ngoài việc tuyển sinh 450 chỉ tiêu trung cấp, trường kêu gọi chiêu sinh 200 chỉ tiêu ĐH-CĐ theo hình thức liên kết, liên thông với nhiều trường từ Bắc chí Nam, với đủ loại ngành nghề đào tạo.
Ông Ksor BLim đưa con trai Y Khuyết từ huyện EaH’Leo (Đắc Lắc) đến đây nhập học mà cả hai bố con chưa biết nên chọn ngành gì.
Hai cha con đang loay hoay trước bảng thông báo tuyển sinh, thì được cán bộ Phòng tuyển sinh tên Thủy chào mời đon đả, lại còn hứa, nếu đăng ký học công nghệ thông tin sẽ được ưu tiên, khuyến mãi một chiếc máy tính xách tay, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng, được cấp phát học bổng và nơi ăn ở nội trú.
Với lời lẻ như một nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, cán bộ tuyển sinh này giới thiệu một loạt các ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo, như: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Quản lý bán hàng siêu thị, Cao đẳng dược và đặc biệt là rất dễ vào học, vì chỉ xét hồ sơ.
Ở tỉnh Đắc Lắc, cùng với Trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và 2 trường cao đẳng nghề, còn có 9 trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập.
Các cơ sở đào tạo ở đây chỉ mới “dạy cái mình có chứ không phải dạy cái xã hội cần”. Trong khi, ngày càng có nhiều trường ĐH-CĐ trong cả nước đến Đắc Lắc để chiêu sinh, liên kết, đặt cơ sở đào tạo tại địa phương, nên chuyện tuyển sinh kiểu “vơ bèo vạt tép” là điều không tránh khỏi.
Với mặt tiền chỉ 4m, trong căn phòng chật hẹp này là “bộ máy” gồm 4 phòng chức năng Đào tạo, Tuyển sinh, Kế toán, Tổ chức Hành chính của Phân hiệu 2, Trung cấp Y Dược Hà Nam tại Đắc Lắc.
Tuyển sinh dễ dãi như thế còn được biến tướng thành cái gọi là “đề án tuyển sinh riêng”, mà Phân hiệu trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tại Gia Lai là ví dụ điển hình.
Năm nay, Phân hiệu tuyển sinh 600 chỉ tiêu chính quy, thuộc 5 ngành ở ba bậc đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề.
Theo “đề án tuyển sinh riêng” này, việc xét tuyển không chỉ dựa theo kết quả dự thi ĐH-CĐ vừa qua, mà còn xét thêm học bạ.
Học sinh trung học phổ thông chỉ cần có điểm bình quân của 5 học kỳ bằng 6 là đậu đại học, và 5,5 điểm là vào cao đẳng. Điểm đầu vào quá thấp như vậy, họ rất dễ dàng tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo ông Lữ Đình Dưỡng - Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, đó là sự xem nhẹ chất lượng đầu vào.
“Một số trường cho đề án tuyển sinh riêng. Cái đó chẳng qua là hướng lách luật. Họ lách bằng cách vừa xét điểm, vừa xét học bạ. Nếu không đủ điểm sàn, thì xem xét thêm học bạ. Nói chung kiểu làm loanh quanh như vậy là để các trường dân lập đủ chỉ tiêu” – ông Dưỡng thẳng thắn.
Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên đã có 2 trung tâm đào tạo đại học khá lớn. Đại học Đà Lạt với 45 ngành đào tạo; Đại học Tây Nguyên cũng mở ra hơn 40 ngành.
Cả hai trường này, việc mở ngành, mở lớp cũng liên tục gia tăng. Chỉ trong mấy năm gần đây, trường nào cũng tăng thêm 5 ngành học.
Đó là chưa kể việc liên kết với vài chục trường trong cả nước để đào tạo các hệ, các lớp khác nhau, từ trung cấp, cao đẳng… đến sau đại học. Trong đó, một số ngành đào tạo chỉ chạy theo thị hiếu nhất thời như: Quản trị kinh doanh bất động sản, Tài chính-Ngân hàng, Công nghệ thông tin; Quốc tế học hay Điện tử viễn thông và Đông phương học.
Cũng với cách thức đó, các trường cao đẳng, trung cấp và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên của 5 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cũng tổ chức liên kết với các trường đại học ở TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hà Nội, Thái Nguyên... mở ra nhiều ngành đào tạo bậc đại học với các hệ khác nhau.
Thậm chí, Trường Trung cấp y - dược Hà Nam, vào tận xã vùng sâu, vùng xa đăng thông báo để “câu học sinh”.
Cơ sở vật chất rất chắp vá nhưng Phân hiệu 2, Trung cấp Y Dược Hà Nam tại Đắc Lắc len lỏi xuống tận xã Yang Tao, huyện Lăk , tỉnh Đắc Lắc để “quảng cáo” tuyển sinh.
Viện Đại học Mở Hà Nội thì liên kết đào tạo Đại học Luật kinh tế theo hình thức từ xa với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai. Chỉ cần nộp hồ sơ và khoản kinh phí hơn 20 triệu đồng/khóa là được.
Hay Trường Trung cấp Đam San (Đắc Lắc) mở lớp Đại học Báo chí mà liên kết với một trường nghệ thuật ở Hà Nội - đó là Trường đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội.
Bởi vậy, theo ông Phan Hồng - Giám Đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Đắc Lắc, thì đó là điều không dễ gì khắc phục.
Ông Phan Hồng nói: “Việc đưa ra các ngành nghề đào tạo, xây dựng các chỉ tiêu đào tạo thì trước hết các trường phải nghiên cứu điều kiện mà nhà trường có được khả năng như thế nào, thì tuyển sinh theo hướng đó. Nếu không tính đến nguyên tắc, chất lượng thì hoạt động đào tạo trở nên hỗn loạn và đem lại hậu quả rất khó khắc phục”.
Với việc mở ra quá nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo, cộng với sự dễ dãi trong công tác tuyển sinh, xem nhẹ chất lượng đầu vào đang làm cho chất lượng sinh viên ĐH-CĐ ở Tây Nguyên không đảm bảo. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp, có bằng cấp chính quy hẳn hoi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chủ sử dụng lao động nên ngày càng có nhiều người thất nghiệp.
Thực trạng đó đang dẫn đến những hệ lụy hết sức phức tạp trong đời sống xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và các ngành liên quan không chỉ ở khu vực Tây Nguyên mà ở tầm vĩ mô cả nước.
Theo VOV.VN (Nhóm PV/VOV-Tây Nguyên)