An Giang: Đề thi của Sở GDĐT biên soạn mắc nhiều sai sót

Theo xác nhận của ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12 do ở GD-ĐT An Giang biên soạn cho học sinh toàn tỉnh thi vào ngày 29.12.2015 có nhiều sai sót về trình bày văn bản, ký hiệu toán học và thuật ngữ chuyên môn...

 

An Giang: Đề thi của Sở GDĐT biên soạn mắc nhiều sai sót - 1

Tuy nhiên ngay sau khi buổi khảo sát kết thúc, chúng tôi nhận được thông tin từ nhiều giáo viên môn toán tại tỉnh An Giang (bằng file DPF) phản ánh đề thi có nhiều điểm sai sót về hình thức văn bản, quy cách ký hiệu toán học, sử dụng thuật ngữ toán học…Để đảm bảo tính khách quan và rộng đường dư luận, chúng tôi liên hệ với ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, người có nhiều năm giảng dạy môn toán.

Sau khi xem xét, ThS Quảng khẳng định: Phản ánh của giáo viên về cơ bản là chính xác. Đề thi mắc nhiều sai sót. “Không chỉ sai về hình thức văn bản, mà ngay cả những ký hiệu toán học, thuật ngữ chuyên môn của ngành toán cũng bị sử dụng chưa chính xác…”, ThS Quảng nhấn mạnh.

1- Trước hết về hình thức văn bản: Đề thi mắc nhiều sai sót cơ bản. Theo ThS Quảng, với yêu cầu của kỳ thi chung cho học sinh cả tỉnh, đòi hỏi phải nghiêm túc, chính xác và khoa học, thế nhưng đề thi lại mắc nhiều sai sót về hình thức văn bản. Ở đây xin đưa ra một vài ví dụ. Sau chữ “hàm số” không có khoảng trống (Bài 1); bỏ dấu hai chấm mà không có khoảng trống (câu a, b Bài 2); thể hiện dấu bằng (=) ở dòng trên, còn giá trị “a” bị rớt xuống dòng dưới (Bài 4); hay dùng dấu chấm phẩy (;) để kết thúc câu (câu a, b Bài 4).

2- Sai sót về ký hiệu toán học. Quy cách ghi các ký hiệu toán học thường phải lấy sách giáo khoa hiện hành làm chuẩn. Nhưng trong trường hợp này đề thi đã sử dụng khá tùy tiện. Theo quy định chung, các ký hiệu toán học phải được viết theo dạng in nghiêng, nhưng trong đề thi các ký hiệu “(C)” và “m” được viết với chữ in đứng (Bài 1). Sai sót này tiếp tục xuất hiện ở các Bài 4 và 5.

Theo ThS Quảng, tuy sai sót này không lớn, nhưng không thể chấp nhận được so với vị trí của đề thi cho toàn tỉnh.

3- Sử dụng thuật ngữ chuyên môn thiếu chính xác. Cũng như các môn khoa học khác, toán học có thuật ngữ chuyên ngành mang tính bắt buộc. Thế nhưng trong đề thi này, nhóm biên soạn lại sử dụng chưa đúng một số thuật ngữ rất cơ bản. Theo ThS Quảng, ở câu b Bài 1, chính xác của thuật ngữ là: “tiếp tuyến của đồ thị”, nhưng nhóm biên soạn lại ra đề là “tiếp tuyến với đồ thị” (câu b Bài 1); hay sử dụng thuật ngữ “biện luận theo m” thay vì “biện luận theo tham số m” (câu c Bài 1). Thậm chí trường hợp còn gây khó hiểu, thay vì “Giải phương trình” lại dùng “Tìm x biến”. Thậm chí còn viết nhầm thành “biết” (câu c Bài 2).

4- Diễn đạt 3 không chặt chẽ: Trong Bài 3 lẽ ra phải viết là“ Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x4 – 3x2 + 2 trên đoạn [1;5] nhưng đề thi lại thể hiện thành Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số sau trên đoạn [1;5] y = x4 – 3x2 +2.

Theo ThS Quảng, bên cạnh việc chỉ ra đúng một số điểm sai sót, một số ý kiến của giáo viên này cũng chưa thật chính xác. Thí dụ góp ý về việc nêu rõ “số thực”, “số phức”. “Tôi nghĩ rằng không cần thiết, vì tới thời điểm thi cuối học kỳ I học sinh lớp 12 chưa học “số phức”, nên nói đến số ta thường hiểu đó là “số thực”. Trong sách giáo khoa cũng thường trình bày như vậy”, ThS Quảng nhấn mạnh.

Tuy nhiên theo ThS Quảng, ngay cả đáp án của đề thi này vẫn mắc sai sót. Báo Lao Động sẽ cập nhật vấn đề này trong thời gian sớm nhất.

Nếu gọi đơn vị cấp sở là “cỗ máy cái” trong hệ thống giáo dục địa phương với nhiều thầy cô có học hàm, kinh nghiệm… và có trách nhiệm thúc đẩy chất lượng GD-ĐT… nhưng lại không nhận ra để ngăn chặn kịp thời những sai sót rất cơ bản như đã trình bày …xem ra còn lâu lắm cỗ máy giáo dục Việt Nam mới thoát khỏi vùng trũng của sự tụt hậu?

Đề thi được giáo viên môn toán ở An Giang gởi đến báo Lao Động:

An Giang: Đề thi của Sở GDĐT biên soạn mắc nhiều sai sót - 2

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm