5 lời khuyên bổ ích để chọn nơi học CNTT tốt nhất
Đứng trước sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng của ngành Công nghệ Thông tin (CNTT), nhiều bậc phụ huynh bắt kịp xu thế đã cho con em mình theo học ngành này. Nhưng có một số ít sinh viên học xong vẫn không tìm được việc làm đúng chuyên ngành do thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm. Vậy chọn nơi học CNTT như thế nào để sinh viên sau khi ra trường có việc làm sớm?
Cấn Văn Lâm, học sinh lớp 12 trường THPT Quốc Oai, Hà Nội cho biết: “Em xác định học nghề CNTT để rút ngắn thời gian học, sớm đi làm phụ giúp gia đình nhưng em không biết chọn nơi nào để học cả”.
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp Lâm và các thí sinh THPT tìm được nơi học Công nghệ Thông tin (CNTT) tốt và phù hợp nhất với mình.
1. Số giờ học thực hành:
Khác với bất kỳ môn học nào khác, CNTT là môn khoa học ứng dụng chính vì thế sinh viên khi đi học càng được thực hành nhiều thì càng có khả năng thích nghi nhanh với công việc sau khi ra trường.
Đối với sinh viên CNTT, lý tưởng nhất là thời lượng thực hành bằng thời lượng lý thuyết. Đặc biệt, sinh viên cần phải thực hành ngay sau khi học xong lý thuyết để không bị trôi kiến thức.
Anh Hoàng Hải – Giám đốc Tổng hợp Công ty IFI Solutions chia sẻ: “Với rất nhiều dự án lớn nhỏ cho thị trường Nhật Bản, châu Âu chúng tôi không thể tuyển những người chỉ nắm được lý thuyết rồi phải mất thời gian đào tạo lại. Công ty tôi ưu tiện chọn ứng viên thành thạo kỹ năng thực hành có thể tham gia luôn vào dự án”.
2. Học những công nghệ mà doanh nghiệp cần.
Có một thực tế hiện nay là các đơn vị đào tạo CNTT thường dạy những cái họ có chứ không phải cái doanh nghiệp cần; thậm chí có nơi dạy cả những công nghệ đã lạc hậu (ví dụ Pascal), cách đây 40-60 năm. Trong khi, doanh nghiệp sẽ chỉ tuyển những người nắm bắt được công nghệ mới, đáp ứng khả năng làm việc ở các dự án thực tế.
Hãy tưởng tượng khi cả Thế giới phát cuồng về Big Data, về Cloud Computing (Điện toán đám mây) và đây cũng là những công nghệ mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Vậy mà bạn không được dạy một tí nào về nó thì bạn sẽ bị loại ngay khỏi cuộc chơi mà không cần lời giải thích.
Đối với sinh viên CNTT thì : “Đừng chạy theo công nghệ mà hãy luôn đón đầu công nghệ”. Làm được điều này, sinh viên CNTT sẽ không còn cảnh đi tìm việc mà việc sẽ đi “tìm người”.
Cao Anh Quân – thực tập sinh tại Université Paris 13 – Pháp chia sẻ: “Cách đây 3 năm, Aptech đã dạy mình Cloud Computing và Lập trình Mobile rồi trong khi một số trường Đại học giờ mới đưa lập trình mobile vào giảng dạy. Và đó là tiền đề cho những thành công của mình trong công việc”.
3. Bằng cấp uy tín:
Mặc dù trong ngành Công nghệ Thông tin, nhà tuyển dụng đề cao năng lực làm việc chứ không đặt nặng vấn đề bằng cấp nhưng nếu bạn có những dự định xa hơn là học lên cao tại các trường Quốc tế hay làm việc ở nước ngoài thì một tấm bằng được công nhận rộng rãi cũng chính là tấm vé thông hành có giá trị nhất.
Bạn Cao Ca Long từng học tại cơ sở đào tạo CNTT ở 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Khi sang Mỹ học về Khoa học máy tính, mình được miễn một số môn vì có bằng Higher Diploma System Engineer của Aptech Ấn Độ. Do đó mình tập trung vào các môn chuyên ngành khác mà lại rút ngắn được thời gian học”.
Với một loạt các chính sách, hiệp định tự do thương mại được ký kết, sinh viên CNTT dễ dàng được trải nghiệm và làm việc tại mội trường Quốc tế như: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Anh,…nếu có được tấm bằng uy tín.
Sinh viên Aptech sau khi tốt nghiệp thường tự mở công ty hoặc làm việc cho các dự án, tập đoàn đa quốc gia
4. Chất lượng giảng viên:
Khi nhắc tới chất lượng giảng viên trong môi trường đào tạo CNTT không phải là nói tới bằng Thạc sỹ, Tiến sĩ hay các công trình nghiên cứu mà chính là kinh nghiệm thực tế của họ. Giảng viên CNTT không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn sinh viên áp dụng kiến thức đó vào thực tế sao cho hiệu quả nhất.
Còn sinh viên, nếu chọn được những nơi có giảng viên tốt thì sẽ biến kinh nghiệm của người khác thành kiến thức căn bản của mình còn kinh nghiệm của mình sẽ trở nên cao cấp hơn.
Bạn Dương Doãn Hà học tại Trường đào tạo CNTT ở 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Dù mới đi thực tập được 2 tháng nhưng các anh chị quản lý đã giao dự án cho mình vì ngoài kiến thức chuyên môn thì mình còn áp dụng được những kinh nghiệm của thầy giáo truyền lại’’.
5. Dịch vụ hỗ trợ việc làm:
Nhu cầu về nhân lực ngành Công nghệ Thông tin không bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn có số ít sinh viên chưa lọt được vào mắt xanh nhà tuyển dụng. Rất tiếc lý do không phải là yếu kiến thức mà phần nhiều là không có kỹ năng xin việc cần thiết để thể hiện năng lực của mình trước nhà tuyển dụng.
Dù bạn có giỏi chuyên môn tới cỡ nào thì giống như tên lửa để có thể bay được bạn cũng cần tới bệ phóng là các kỹ năng mềm như kỹ năng viết CV, kỹ năng vượt qua phỏng vấn, làm việc nhóm, thuyết trình….Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà trường giúp bạn trau dồi được những kỹ năng này tức là đã trao cho bạn cơ hội tuyệt vời để ghi điểm trước nhà tuyển dụng; và quan trọng hơn cả, nhà trường còn là cầu nối giữa sinh viên với doanh nghiệp.
Những buổi trao đổi cởi mở giữa giảng viên và sinh viên luôn đem lại hiệu quả cao trong học tập
Chị Trần Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Nhân sự một chi nhánh của công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Đã nhiều năm nay chúng tôi liên kết với Aptech để bổ sung nguồn nhân lực cho các dự án. Chúng tôi có việc trong khi sinh viên cần việc và Aptech giống như chiếc cầu nối đã đưa sinh viên tới gần với chúng tôi hơn”.
Thời điểm chọn trường đã cận kề, các sĩ tử hãy chuẩn bị tâm lý và chiến thuật hợp lý để chọn được nơi học CNTT tốt nhất cho mình.Tương lai sẽ không còn là ẩn số mơ hồ nếu ngày hôm nay bạn đầu tư thời gian và công sức chọn nơi học phù hợp cho mình.
Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech có 3 chi nhánh: 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; 43 Kim Đồng Hoàng Mai, Hà Nội và 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP HCM