4 Sai lầm “chết người” khiến bạn không thể giao tiếp tiếng Anh
Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện đều lấy “đọc”, “viết” với “ngữ pháp”, “từ vựng” làm gốc. Có lẽ chúng ta đang có sự lầm tưởng giữa “ngôn ngữ” với “môn học”. Để hình thành phản xạ giao tiếp tự nhiên của một ngôn ngữ, “nghe” và “nói” mới là chìa khóa cho vấn đề này.
Dưới đây là 4 sai lầm nghiêm trọng khiến hơn 90% sinh viên Việt không thể giao tiếp được tiếng Anh.
1. Học tiếng Anh bằng cách chăm chỉ “chia động từ” và “viết mỗi từ 3 dòng”
Phương pháp học tiếng Anh của người Việt là lấy ngữ pháp làm trung tâm. Trong suốt những năm học phổ thông, học sinh được dạy đi dạy lại cách chia động từ sao cho đúng, cách học thuộc lòng từ mới, học tiếng anh một cách thụ động bắt buộc. Các bài kiểm tra thì dừng lại ở những dạng bài quen thuộc như chia động từ, viết lại câu, đọc hiểu trả lời câu hỏi trong đoạn văn… Đó là lý do khiến nhiều sinh viên khối D điểm trên lớp cao nhưng khi gặp Tây vẫn không thể tự tin giao tiếp.
2. Học tiếng Anh với người Việt, nghe người Việt nói và học cách phát âm của người Việt
Cách đây không lâu, cộng đồng mạng từng “dậy sóng” vì bức thư của Jesse Peterson, một người từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Anh chia sẻ về tầm quan trọng của việc học phát âm:
“Khi còn học ở Canada, tôi từng làm việc tại một nhà hàng. Người Việt đầu tiên mà tôi gặp là một đầu bếp. Cô ấy rất đáng yêu, hài hước, luôn mỉm cười nói chuyện bằng tiếng Anh với tôi, nhưng do phát âm không chuẩn nên tôi không hiểu dù chỉ một từ”.
Thật vậy, hiện nay đa phần các trung tâm Tiếng Anh đều dùng giáo viên Việt để dạy giao tiếp, hoặc nếu có thì cũng chỉ điểm thêm chút Tây chiếm khoảng 20% để tiết kiệm chi phí. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học và làm kéo dài gấp 3 lần thời gian “thành tài” của học viên.
3. Học tiếng Anh nhưng về nhà nói 100% tiếng Việt
Tôi và bạn sang Mỹ 10 năm, về Việt Nam chúng ta vẫn có thể nói trôi chảy Tiếng Việt. Tuy nhiên rất nhiều người từng học tiếng Anh khá tốt nhưng sau một thời gian không sử dụng, họ dần quên kiến thức và không thể giao tiếp được nữa. Lý do vì các trung tâm đào tạo hiện nay không có môi trường thực hành sau khi học để giúp học viên “nhuần nhuyễn tiếng Anh”. Khi chưa “nhuần nhuyễn”, việc bạn quên là điều hoàn toàn dễ hiểu.
4. Không có đam mê và động lực học Tiếng Anh. Tâm lý học để “thi” chứ không phải để “dùng”, học vì cần TOEIC 450 chỉ để… ra trường.
Có lẽ đây là lý do quan trọng nhất khiến đa số sinh viên không thể làm chủ ngôn ngữ này. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu, sau khi Việt Nam kí hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một sự thật chúng ta đều biết là khoảng 5 năm nữa, sẽ có vô số người nước ngoài sống tại Việt Nam. Trong hầu hết các doanh nghiệp thậm chí các cửa hàng, siêu thị, hiệu thuốc… đều sẽ có những người nước ngoài sinh sống và làm việc. Đương nhiên tại thời điểm đó, đa số các doanh nghiệp sẽ phỏng vấn bạn bằng tiếng Anh, nếu không thể nói tiếng Anh, mọi bằng cấp chứng chỉ của môn học này đều trở nên vô ích. Tiếng Anh khi đó không phải là một môn học, một chứng chỉ hay một bằng cấp - giao tiếp tiếng Anh sẽ trở thành một “nhu cầu sinh tồn” mà bạn bắt buộc phải có.
Bí quyết vượt qua 4 sai lầm “chết người” - Phương pháp kích thích não bộ và môi trường trải nghiệm tiếng Anh với 100% giáo viên bản ngữ.
Để rút ngắn thời gian học, tăng hiệu suất học tập và tạo động lực hứng thú giao tiếp, bạn cần học ở các trung tâm có 100% giáo viên bản ngữ. Bằng cách này, bạn sẽ phát âm chuẩn hơn, khả năng nghe nói tiến bộ nhanh hơn và tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài. Ở Hà Nội, các bạn có thể tham khảo một số trung tâm tiếng Anh uy tín với 100% giáo viên bản ngữ như trường Anh ngữ Quốc tế ESpeed, Apollo, Hội đồng Anh, Language Link…
Bên cạnh giáo viên bản ngữ, phương pháp học cũng rất quan trọng. Hiện nay có hai phương pháp học đang được các chuyên gia đánh giá cao. Một là giáo viên bản ngữ dạy lý thuyết và thực hành giúp bạn tập trung vào việc xây nền tảng tiếng Anh thật vững rồi từng bước tiến bộ. Bạn được học phát âm trước, học ngữ pháp, sau đó là nghe, nói và làm chủ giao tiếp... Hai là giáo viên bản ngữ ứng dụng phương pháp kích thích não bộ trong giảng dạy nhằm tạo môi trường thực tế để bạn trải nghiệm ngay những tình huống giao tiếp cụ thể như: trò chuyện với Tây, đi café tâm sự, đi mua sắm, du lịch, phỏng vấn xin việc và môi trường công sở… – Trường Anh ngữ Quốc tế ESpeed là đơn vị tiên phong trong phương pháp này.
Nguồn gốc của phương pháp kích thích não bộ và học tiếng Anh qua các tình huống thực tế này xuất phát từ đất nước Singapore do Học viện Quốc tế Singapore xây dựng. Nền tảng của phương pháp này là những giải pháp ứng dụng các nghiên cứu về não bộ đã được khoa học chứng minh. Đầu tiên, học viên phải học những kiến thức cơ bản về chính bộ não của mình và cách sử dụng chúng (chức năng của hai bán cầu não, sơ đồ tư duy, cách kích thích các xung điện tử cảm xúc, trung khu khi nhớ và cơ chế ghi nhớ của não bộ, tần số não ghi nhớ hiệu quả…). Sau đó, học viên được học cách kích thích não bộ áp dụng vào việc học Tiếng Anh để ghi nhớ 20 từ mới chỉ trong thời gian 2 phút.
Tuy nhiên theo phương pháp này, việc học trên lớp với 100% giáo viên bản ngữ là chưa đủ, nó chỉ giúp học viên “tiến bộ” chứ chưa thể làm chủ hay “nhuần nhuyễn” tiếng Anh được. Sau khi học xong, phương pháp này yêu cầu học viên phải tiếp tục thực hành các kiến thức đã học bằng cách tham gia câu lạc bộ dẫn tour miễn phí ETC để học tập và thực hành với khách du lịch nước ngoài trong thời gian mãi mãi cho tới khi học viên sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Anh thì khóa học mới chính thức kết thúc. Học - chơi và sử dụng tiếng Anh phải được kết hợp hài hòa để đạt kết quả cao nhất.
Như vậy, bằng phương pháp kích thích não bộ và môi trường "sống với tiếng Anh", từ một người mất gốc đến giao tiếp tốt tiếng Anh sau 6 tháng là điều hoàn toàn có thể.