4 chuyên gia quốc tế nói về phương pháp dạy mới

(Dân trí) - 4 chuyên gia Quốc tế liên quan đến: Toán học, STEM, Tư duy ngôn ngữ và Lập trình, đã hội tụ tại Hà Nội để bàn về phương pháp giảng dạy mới hiện nay qua hội thảo quốc tế “STEM - Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số”, do tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức ngày 18/11 tại Hà Nội,

Giáo viên là bạn

Tại hội thảo, bằng bài giảng sinh động, Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski - chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM chỉ ra, lâu nay giáo viên thường nghĩ mình là trung tâm.

Tuy nhiên, ở phương pháp dạy mới, giáo viên là người đồng hành, đứng bên cạnh để cùng học sinh sáng tạo, có suy nghĩ độc lập, tự tìm tòi, khám phá thế giới và tự khám phá chính bản thân mình.

Tiến sĩ Diana cho rằng, STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary).

Người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

“Người dạy không nhất thiết phải đi đến đích nào mà quan trọng, cách thức và phương pháp dạy ra sao để học sinh đạt được đích đó.

Ông Lee Chung Koog - Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO (World Mathematics Olympiad), kiêm nhà sáng lập CMS Edu bàn về tác dụng của giảng dạy STEM.
Ông Lee Chung Koog - Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO (World Mathematics Olympiad), kiêm nhà sáng lập CMS Edu bàn về tác dụng của giảng dạy STEM.

Lâu nay giáo viên thường nghĩ mình là trung tâm. Tuy nhiên, theo phương pháp dạy mới, giáo viên là người đồng hành, đứng bên cạnh để cùng học sinh sáng tạo, có suy nghĩ độc lập, tự tìm tòi, khám phá thế giới và tự khám phá chính bản thân mình. "Quan trọng hơn việc dạy là cách dạy", TS Diana khẳng định.

Chưa bao giờ cuộc cách mạng 4.0 được nhắc nhiều như hiện nay. Chưa bao giờ phương pháp dạy STEM được các chuyên gia đưa ra bàn thảo nhiều như bây giờ, thậm chí còn được đưa lên bàn nghị sự.

Chỉ cần gõ từ STEM để tìm kiếm trên Google, có 581 triệu kết quả liên quan đến cụm từ này xuất hiện chỉ trong vòng 0,55 giây. Vậy giáo dục STEM là gì?

Tại hội thảo, ông Lee Chung Koog - Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO (World Mathematics Olympiad), kiêm nhà sáng lập CMS Edu - thử đưa ra một phép toán khi kết hợp giữa các môn học này với nhau.

Ông cho rằng, bản chất mỗi môn học đã có nội hàm nhiều vấn đề. Nếu kết hợp cả 4 bộ môn này lại, sẽ cho ra n kết quả. Đó là lợi thế của giáo dục STEM so với cách dạy đơn lẻ như trước đây.

TS Diana- chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM: Lâu nay giáo viên thường nghĩ mình là trung tâm. Tuy nhiên, ở ứng theo STEM, giáo viên là người đồng hành.
TS Diana- chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM: "Lâu nay giáo viên thường nghĩ mình là trung tâm. Tuy nhiên, ở ứng theo STEM, giáo viên là người đồng hành".

Kỹ năng tự học còn quá mới

Hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm STEM đã được biết đến nhưng chỉ được ứng dụng trong phạm vi hẹp. Những khái niệm như năng lực tư duy, kỹ năng tự học hay khả năng tư duy ngôn ngữ còn đang là những khái niệm mới.

Một Hiệu trưởng trường THCS tại Hà Nam chia sẻ, nghệ thuật vốn dĩ đã khó. Áp dụng kĩ thuật hay nghệ thuật đó vào phương pháp dạy học còn khó hơn.

Trong thời đại 4.0, đòi hỏi của khoa học, kĩ thuật và cả con người đều cao nên giáo viên lại càng thêm áp lực. Do vậy, không có cách nào khác, mỗi giáo viên phải tự vận động để thay đổi phương pháp dạy.

Qua sự thuyết trình của 4 chuyên gia hàng đầu thế giới liên quan đến: Toán học, STEM, Tư duy ngôn ngữ và Lập trình, hội thảo đã mở ra cơ hội kết nối các nhà khoa học, nhà giáo dục uy tín trên thế giới chia sẻ, gợi ý cách ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến cho giáo viên và phụ huynh Việt Nam để chúng ta có thể thay đổi tư duy giáo dục, thay đổi tương lai thế hệ trẻ.

Bằng các bài giảng thực tế, các chuyên gia đã chỉ ra các mô hình học tập gắn kết, dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình.

Với phương pháp học STEM, trẻ sẽ được tiếp cận bài học thông qua các phương tiện trực quan, hiện đại, được tham gia khám phá thực tế đa dạng để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Mỹ Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm