Những cú sốc vị thành niên của “những đứa trẻ nhảy dù”

(Dân trí) - Có không ít “đứa trẻ nhảy dù” đã đạt được những thành công nhất định tại xứ sở cờ hoa nhưng cũng có những bạn trẻ đã phải trải qua những cú sốc tâm lý đầu đời ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi nhạy cảm nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều đổi thay về văn hóa và cuộc sống.

Thế nào là “những đứa trẻ nhảy dù”?

Hiện tượng "những đứa trẻ nhảy dù" bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 tại Trung Quốc, hiện tượng này lan rộng và phổ biến hơn tại các quốc gia châu Á trong nhiều năm gần đây. Thuật ngữ này dùng để chỉ những "đứa trẻ ngoại quốc được đưa sang nước ngoài sinh sống và học tập tại các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Canada... một mình, không có bố mẹ chăm sóc từ nhỏ. Những đứa trẻ này có thể bị gửi đi học từ khi mới 8 tuổi nhưng đa số là trong độ tuổi từ 13 đến 17".

Những cú sốc vị thành niên của “những đứa trẻ nhảy dù” - 1

Với đa số phụ huynh Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ, tuy nhiên gần đây đã có thêm nhiều “đứa trẻ nhảy dù” đến từ Việt Nam trên đất Mỹ. Mang theo những ước mơ và kỳ vọng của bản thân và gia đình, các bạn trẻ Việt đã lựa chọn con đường du học sớm để được tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến tại các quốc gia lớn.

Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng năm thứ 17 liên tiếp. Theo báo cáo, trong năm học 2017 - 2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng học sinh, sinh viên du học tại Hoa Kỳ, với 24.325 học sinh, tăng 1.887 học sinh so với năm học 2016 - 2017.

Có không ít “đứa trẻ nhảy dù” đã thành công tại xứ sở cờ hoa nhưng cũng có những bạn trẻ đã phải trải qua những cú sốc tâm lý đầu đời ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi nhạy cảm nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều đổi thay về văn hóa.

Những cú sốc văn hóa tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi khiến nhiều bậc phụ huynh “đau đầu” nhất bởi nhiều biến động phức tạp về tâm sinh lý. 

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: cách tốt nhất để bảo vệ trẻ ở tuổi vị thành niên khỏi các tệ nạn xã hội và những hiện tượng tâm lý tiêu cực là có một mối quan hệ thân thiết với bố mẹ.

Năm 2013, tại Mỹ đã tiến hành khảo sát tâm lý của các em nữ thuộc độ tuổi vị thành niên. Kết quả cho thấy phần đông các em mong muốn cha mẹ quan tâm đến mình nhiều hơn. Nhưng điều này lại là một điều xa xỉ đối với “những đứa trẻ nhảy dù”.

Những cú sốc vị thành niên của “những đứa trẻ nhảy dù” - 2

Dù là sang ở cùng với người thân, họ hàng, ở trong kí túc xá hay ở "homestay" thì những bạn trẻ vị thành niên này vẫn luôn cảm thấy cô đơn và thiếu sự gần gũi với cha mẹ. Có lẽ điều khiến “những đứa trẻ nhảy dù” chán nản nhất là chúng phải chịu trách nhiệm tự quản lý bản thân và thời gian của mình. 

“Chúng em không thể chia sẻ toàn bộ cuộc sống của mình hay những khó khăn mình gặp phải tại đây bởi bố mẹ sẽ lo lắng hoặc sẽ không hiểu rõ vấn đề vì những khác biệt quá lớn về văn hóa” - Hoàng Anh du học sinh Mỹ tại bang California chia sẻ.

Những khác biệt về văn hóa, về môi trường sống và cả môi trường giáo dục mang đến cho các bạn trẻ những cú sốc tâm lý và những khó khăn trong việc hòa nhập. Các em phải đối diện với những điều này một mình và hiếm khi nhận được sự giúp đỡ của bất cứ ai trong cuộc sống nơi xứ người.

Chia sẻ về vấn đề này chị Phan Lan Hương - Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em cho hay: “Những bạn trẻ phải sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ cách xa gia đình hàng ngàn cây số và thường không hề được chuẩn bị tâm lý hay kỹ năng  cho việc từ nay các em sẽ phải tự lo mọi việc của bản thân mình. Tôn trọng luật pháp nước bản địa và hòa nhập trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với văn hóa xã hội nơi các em sinh ra và trưởng thành” 

Cách để "sống sót" trong môi trường quốc tế

Để tránh những rủi ro nêu trên, điều mà phụ huynh có thể làm ngoài việc quan tâm, đồng hành với con như một người bạn thì hãy chuẩn bị cho con một hành trang kỹ năng để bản thân những bạn trẻ có thể có tâm lý vững vàng, sự trải nghiệm thử sức và sự chuẩn bị đầy đủ nhất trước khi sang sinh sống và học tập tại các quốc gia khác.

Vậy giải pháp nào để các phụ huynh giải bài toán gây đau đầu này và các bạn trẻ vị thành niên phải có những kỹ năng cần thiết gì để có thể "sống sót" và hòa nhập trong môi trường quốc tế?

Câu hỏi này sẽ được chuyên gia tâm lý Phan Lan Hương - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em và chuyên viên của IvyPrep Education giải đáp tại Hội thảo: Kỹ năng “sống sót” trong môi trường học tập quốc tế? diễn ra vào 9h00 - 11h00, thứ Bảy, ngày 12/10 tại IvyPrep Nam Đồng, 23 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. 

Nhận vé mời miễn phí tại:  https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeih7b9BnF1EbzYcijjg2v6PLKuiOWqL9Ljp2GxU4xsE2MDew/viewform