Làm thế nào cha mẹ nhận biết để phát triển trí thông minh cho con?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh trí thông minh của con người cần được phát hiện, khơi dậy ngay từ nhỏ để phát huy tối đa! Vậy, làm thế nào cha mẹ có thể nhận biết, phát triển trí thông minh cho con mình ngay từ bé, xây dựng nền tảng vững chắc cho thành công tương lai?

Trí thông minh của bé cần được phát hiện, khơi dậy ngay từ nhỏ để phát huy được tối đa.
Trí thông minh của bé cần được phát hiện, khơi dậy ngay từ nhỏ để phát huy được tối đa.

Cách nhận biết, phân loại trí thông minh

Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner – ĐH Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ, toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm. Cha mẹ nên nắm bắt kịp thời điểm mạnh của bé để vun vén sở trường, giúp bé định hướng nghề nghiệp tương lai. 8 loại hình thông minh có những biểu hiện cụ thể như sau:

Có nhiều loại hình trí thông minh, mỗi loại hình có biểu hiện riêng và cần phương pháp gợi mở hợp lý.
Có nhiều loại hình trí thông minh, mỗi loại hình có biểu hiện riêng và cần phương pháp gợi mở hợp lý.

• Trí thông minh ngôn ngữ: Biểu hiện khi bé thích các hoạt động ngôn ngữ như nói, đọc sách, viết chữ, có năng lực ghi nhớ lâu và biết trình bày vấn đề cho người khác hiểu,… Bé có trí thông minh ngôn ngữ tương lai sẽ dễ đi theo các ngành nghề nhà báo, giáo viên, luật sư,…

• Trí thông minh logic – Toán học: Biểu hiện khi bé dễ dàng hiểu rõ số, đếm, quy tắc…, có năng lực giải toán nhanh lẹ, thích thú việc khám phá về đối tượng, hiện tượng tự nhiên, hoặc hay quan tâm đến các tình huống suy luận “Nếu ~ thì”,… Các bé có trí thông minh loại này lớn lên sẽ có xu hướng trở thành kế toán, kĩ sư,…

• Trí thông minh âm nhạc: Biểu hiện khi bé dễ dàng ghi nhớ và phản ứng tích cực với giai điệu, âm thanh; có năng lực sáng tác vượt trội, có năng khiếu hát, biểu diễn nhạc cụ…, có thể thực hiện vận động theo nhạc,... Các bé như vậy lớn lên có nhiều cơ hội trở thành nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ,…

• Trí thông minh không gian – hình ảnh: Biểu hiện khi bé hiểu và phân tích tranh, hình dạng, bản đồ…rất chính xác, thể hiện khả năng tìm đường chính xác, bé cũng có năng khiếu và hứng thú vẽ tranh hay tạo hình,… Các bé có trí thông minh không gian – hình ảnh tương lai có thể trở thành nhà hàng hải, kiến trúc sư,...

• Trí thông minh vận động cơ thể: Biểu hiện khi bé có năng lực điều khiển vận động cơ thể, duy trì sự cân bằng khi nhảy, múa,…, có khả năng truyền đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ cử chỉ tốt…. Các bé có trí thông minh này lớn lên sẽ có xu hướng trở thành VĐV thể thao, lính cứu hỏa...

• Trí thông minh tương tác cá nhân: Biểu hiện khi bé có thể nắm bắt chính xác cảm xúc và mong muốn của người khác, có khả năng đồng cảm tốt, năng lực duy trì quan hệ cá nhân, thường được bạn bè yêu mến,… Các bé thể hiện mình sở hữu trí thông minh loại này khi lớn lên có nhiều khả năng trở thành nhà tư vấn tâm lí, chính trị gia…

• Trí thông minh nội tại: Biểu hiện khi bé có năng lực tự kiềm chế, tự suy xét bản thân, hiểu rõ cảm xúc của mình và nhận biết tài năng của bản thân,… Bé có trí thông minh nội tại tương lai sẽ dễ dàng trở thành nhà nghiên cứu, nhà văn,…

• Trí thông minh tự nhiên: Biểu hiện khi bé quan tâm đến môi trường tự nhiê, có kiến thức về lĩnh vực động-thực vật, quan tâm đến các vấn đề về thế giới vũ trụ,… Các bé có trí thông minh tự nhiên sẽ trở thành nhà môi trường, kĩ sư nông lâm trong tương lai.

Dùng vật liệu mở để khơi dậy, phát triển trí thông minh của bé

Như GS. TS. Albert Einstein từng nói “Mọi trẻ em khi sinh ra đều là thiên tài, thế nhưng trong giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp giáo dục sai lầm có thể giết chết chất thiên tài sẵn có trong các bé”.

Vì vậy, cha mẹ ngoài việc cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trí não có đủ dưỡng chất phát triển, còn cần có phương pháp gợi mở hợp lý giúp phát triển trí thông minh cho con. Việc sử dụng các trò chơi, vật liệu gợi mở khác nhau để kích thích nhiều loại hình trí thông minh, tạo môi trường thích hợp để bé có dịp thể hiện tài năng của bản thân; từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những điểm mạnh, phát huy trí thông minh trong tương lai là vô cùng cần thiết.

Để cùng chia sẻ, giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ với việc phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh cho con, Hệ thống Giáo dục Song ngữ Quốc tế Tesla phối hợp với Tiến sĩ Giáo dục Mầm Non Trần Nguyễn Nguyên Hân, tổ chức buổi toạ đàm Giúp trẻ mầm non khơi dậy trí thông minh, diễn ra vào ngày 17/01.
Để cùng chia sẻ, giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ với việc phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh cho con, Hệ thống Giáo dục Song ngữ Quốc tế Tesla phối hợp với Tiến sĩ Giáo dục Mầm Non Trần Nguyễn Nguyên Hân, tổ chức buổi toạ đàm "Giúp trẻ mầm non khơi dậy trí thông minh", diễn ra vào ngày 17/01.
Làm thế nào cha mẹ nhận biết để phát triển trí thông minh cho con? - 4

Để đăng ký buổi hội thảo, ba mẹ có thể liên hệ theo thông tin tại đây

Hệ thống Giáo dục Song ngữ Quốc tế TESLA

SĐT: 08.62.54.8080 - Hotline: 098.494.8080

Cơ sở 1: 171B Hoàng Hoa Thám, P13, Q. Tân Bình

Cơ sở 2: 38 Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q. Tân Bình.