Học một ngoại ngữ thôi chưa đủ

Khi Việt Nam hội nhập mạnh mẽ hơn nữa với thế giới, thì ngoại ngữ ngày càng trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ. Không những vậy, học một ngoại ngữ dường như là chưa đủ để mỗi người có thể tự tin bước vào cuộc sống.

Thêm một ngoại ngữ, thêm vô số cơ hội

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay, chỉ học một ngoại ngữ có lẽ là chưa đủ, bởi nhu cầu giao lưu – làm việc giữa các nước, giữa các nền văn hóa với Việt Nam rất lớn và đa dạng. Càng biết nhiều ngoại ngữ, người trẻ càng dễ dàng hội nhập, dễ dàng học tập, làm việc, tiếp thu văn hóa nước ngoài.

Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ngoại ngữ. Nếu như tiếng Anh đã là một ngoại ngữ khá phổ biến, thì thêm một ngoại ngữ khác, là bạn đã thêm cho mình vô số cơ hội việc làm hấp dẫn. Có ngoại ngữ, bạn không chỉ thử sức mình ở các công việc đa dạng, mà còn được trả mức lương tương xứng, cao hơn gấp nhiều lần nếu không biết hoặc chỉ biết một ngoại ngữ.

Những bạn trẻ thành đạt, làm việc cho các doanh nghiệp lớn, khởi nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp “ngoại” với mức thu nhập “khủng” đều khẳng định, biết nhiều ngoại ngữ không bao giờ “thừa”, học thêm được một ngoại ngữ, người ta sẽ có thêm vô số cơ hội phát triển bản thân.

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, lại được học thêm cả tiếng Anh, tiếng Nhật trong trường nên Trương Trung Anh – cựu sinh viên ĐH FPT nhanh chóng lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng uy tín. Cậu được tuyển vào làm việc tại công ty Datanext, và sớm được sang Nhật làm việc sau khi ra trường. Trung Anh cho biết, dù sang một đất nước mới, có rất nhiều bỡ ngỡ nhưng cậu cũng đã bắt nhịp được với cuộc sống ở đây. Tiếng Anh và Tiếng Nhật là lợi thế cực lớn của chàng sinh viên IT trong công việc và cuộc sống ở Nhật.

Trung Anh từng chia sẻ “được làm việc tại Nhật Bản cứ ngỡ là mơ ước cả đời” nhưng điều ước đó nay đã thành hiện thực.
Trung Anh từng chia sẻ “được làm việc tại Nhật Bản cứ ngỡ là mơ ước cả đời” nhưng điều ước đó nay đã thành hiện thực.

Trung Anh chỉ là một trong rất nhiều người trẻ Việt Nam nắm bắt được những cơ hội tuyệt vời khi bắt đầu sự nghiệp của mình, nhờ mạnh cả về chuyên môn lẫn học được nhiều ngoại ngữ.

Bí quyết học nhiều ngoại ngữ

Sớm hiểu được vai trò của việc học nhiều ngoại ngữ, sinh viên sẽ có thêm nhiều thời gian và động lực để tự trang bị “vốn liếng” cho mình ngay từ khi còn đang học đại học bằng nhiều cách: Tự học ngoại ngữ qua nhiều nguồn, học tại trung tâm, hay có thể chủ động chọn lựa một môi trường học tập đa quốc tế hóa ngay từ khi vào đại học.

Bí quyết để học được hơn một ngoại ngữ, theo những người có kinh nghiệm, không gì hơn là tìm được một động lực mạnh mẽ, sự chăm chỉ và một môi trường thuận lợi nhất.

Tại ĐH FPT, sinh viên có thể tìm thấy một môi trường lý tưởng để học các ngoại ngữ khác nhau, cũng như dễ thấy động lực để học ngoại ngữ nhờ gặp gỡ những người cùng chí hướng. Cụ thể tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, sinh viên tùy chuyên ngành còn được trang bị thêm tiếng Nhật, tiếng Trung… là ngoại ngữ thứ hai. Trong quá trình học tập, sinh viên có nhiều cơ hội ra nước ngoài để học ngoại ngữ, trao đổi văn hóa ở rất nhiều quốc gia châu Á, châu Âu như: Đức, Nhật, Thái Lan, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Pháp, Hàn Quốc… Ngay trong trường, sinh viên cũng được giao lưu với sinh viên nước ngoài đến ĐH FPT để học tập với hơn 200 sinh viên, đến từ 19 nền văn hóa khác nhau.

Võ Thanh Nguyên (áo cam) chia sẻ tham gia Học kỳ nước ngoài do nhà trường tổ chức là dịp để Nguyên trau dồi khả năng Anh ngữ cũng như thêm cơ hội học ngoại ngữ thứ hai.
Võ Thanh Nguyên (áo cam) chia sẻ tham gia Học kỳ nước ngoài do nhà trường tổ chức là dịp để Nguyên trau dồi khả năng Anh ngữ cũng như thêm cơ hội học ngoại ngữ thứ hai.

Võ Thanh Nguyên, cựu sinh viên ngành Kinh tế, Đại học FPT chia sẻ, khi học tại FPT, Nguyên đã có 5 tháng sang Bồ Đào Nha theo chương trình trao đổi của trường. Đó là quãng thời gian tuyệt vời đối với chàng sinh viên Kinh tế.

“Dân tộc khác nhau đã có những sự khác biệt về văn hóa, truyền thống, và cả trong cách cư xử giáo dục. Do đó, tiếp cận một quốc gia khác biệt hoàn toàn với quốc gia của mình từ những giá trị cốt lõi thì đó là cả một trời “sự khác nhau” cần xem xét, so sánh và cũng mang lại thêm những giá trị cho bản thân. Kết thúc 5 tháng trong môi trường không tiếng Việt đã giúp tôi nhận được một kho tàng không chỉ kiến thức mà còn là văn hóa, con người và những giá trị nhân văn trong cuộc sống” - Võ Thanh Nguyên chia sẻ.

Kỳ thi tuyển sinh đợt 3 của Đại học FPT sẽ diễn vào ngày 28/8/2016 cho 9 ngành đào tạo theo hình thức trắc nghiệm và viết luận. Trong đợt thi này, Đại học FPT sẽ dành 20 suất học bổng theo các mức 50%, 70% và 100% để chọn trao cho các thí sinh tham gia thi lần đầu tiên vào Đại học FPT đạt kết quả cao. Chi tiết xem tại đây.