Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của “Công dân học tập” ở Việt Nam

Hồng Hạnh

(Dân trí) - Sáng nay 23/7, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá mô hình Công dân học tập”.

 Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Học tập suốt đời – quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi công dân. Mọi công dân đều có quyền được nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có để trở thành người hữu ích.

Theo quan điểm “Học tập suốt đời” của UNESCO thì trong xã hội học tập, giáo dục sẽ phát huy tối đa năng lực của người dân. Đó là phương thức quan trọng để trao quyền cho dân trong việc giải quyết những thay đổi liên tục của xã hội, đối phó với những thách thức kinh tế, bảo vệ mội trường.

Để người dân học tập suốt đời, xã hội phải tạo những cơ hội và cung ứng những điều kiện thuận lợi cho mọi người trong tiếp cận giáo dục. Học suốt đời vì một xã hội phát triển bền vững

Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của “Công dân học tập” ở Việt Nam - 1

GS Phạm Tất Dong đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức học tập trong xã hội học tập gồm:

Nền giáo dục tháo dỡ những rào cản lỗi thời, cứng nhắc cản trở con người tiếp cận giáo dục.

Giáo dục không bỏ sót bất cứ người nào, trừ trường hợp họ từ bỏ học tập do mất năng lực nhận thức.

Không để bất cứ người dân nào bị thất bại trong học tập.

Bảo đảm quyền học tập của người dân là một công việc của an sinh xã hội.

Đào tạo nhân lực học tại chỗ được coi trọng như đào tạo nguồn nhân lực tương lai.

Giáo dục thường xuyên phải được ưu tiên trong các chính sách giáo dục. Quá trình học tập để con người trở thành công dân học tập.

Bám vào những năng lực cốt lõi và giá trị mong muốn mà Liên minh Châu Âu lựa chọn (8 năng lực) như: Năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, Diễn đạt ngôn ngữ viết mạch lạc, logic; tương tác ngôn ngữ có hiệu quả trong môi trường văn hóa; Năng lực giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Thông qua ngôn ngữ tạo nên những quan hệ tốt, hòa giải mâu

thuẫn, hiểu biết văn hóa khác; Năng lực toán học, khoa học công nghệ, Tổ chức, quản lý công việc có hiệu quả cao

Năng lực sống trong môi trường số, Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực tự học là tạo ra cách học một cách thông minh, hợp lý, hiệu quả; Năng lực công dân là biết xây dựng các quan hệ xã hội, làm tốt nghĩa vụ công dân;

Năng lực sáng tạo là luôn cải tiến kỹ thuật, tạo năng suất cao trong sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp; Năng lực nhận thức là luôn nâng cao học vẫn, tiếp cận tri thức mới.

Hội Khuyến học Việt Nam cũng đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận mô hình "Công dân học tập" gồm: Năng lực tự học, học tập suốt đời; Năng lực sử dụng những công cụ tương tác và Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội. Cụ thể như sau:

Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của “Công dân học tập” ở Việt Nam - 2

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề về tiêu chí "Công dân học tập", Hội Khuyến học Việt Nam sẽ tiếp thu và sửa đổi, bổ sung.

Ngày mai 24/7, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo khoa học: "Trường Đại học với việc xây dựng và triển khai mô hình "Công dân học tập" tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư" tại Hà Nội.