Định hướng nghề nghiệp từ cấp II - Xu hướng giáo dục mới tại Việt Nam

Thừa thầy thiếu thợ hay sinh viên tốt nghiệp các trường danh tiếng vẫn thất nghiệp do yếu “nghiệp vụ”,... đang là vấn đề bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay. Không chỉ chịu áp lực về thi trường đại học nào, chọn ngành gì mà ngay từ bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, các em đã phải đứng trước sức ép về chọn trường, chọn khối học cho tương lai.

Theo các chuyên gia giáo dục Nhật Bản, trong thế kỷ 21 nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn còn coi trọng  bằng cấp, thi cử và non về thực hành. Rất cần chuyển đổi thực sự sang học thật, thi thật để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Giáo dục Việt Nam cần định hướng rõ ràng cho con em trong việc xác định nghề nghiệp phù  hợp với khả năng ngay từ khi còn là học sinh cơ sở chứ không bắt buộc phải học hết Trung học phổ thông mới được định hướng, học nghề. 

Điều này đặt ra sự cấp thiết trong việc xây dựng một mô hình trường học liên hoàn, nơi học sinh được hưởng một môi trường học tập định hướng lâu dài từ cấp phổ thông tới đại học và sau đại học. Môi trường liên thông tạo nền tảng vững chắc cho học sinh phát triển toàn diện cũng như tạo tiền đề thuận lợi cho việc định hướng nghề nghiệp của các em sau này.

Trên thế giới mô hình này được áp dụng phổ biến và thành công ở nhiều nước tiên tiến như CHLB Đức, Mỹ, Nhật Bản… Tại Việt Nam, mô hình đào tạo hệ thống trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trong các trường đại học đã tồn tại khá lâu và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nuôi dưỡng và ươm mầm tài năng cho đất nước. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, mô hình này thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ các bậc phụ huynh và học sinh tạo nên xu hướng đào tạo mới ở Việt Nam.

Ngay tại Hà Nội, các trường được biết đến nhiều nhất là các trường THPT chuyên thuộc trường  Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trường THPT Nguyễn Tất Thành thuộc trường Đại học Sư Phạm, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thuộc trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Khối các trường học theo mô hình này đều được xây dựng dựa trên tinh thần tiếp thu, học hỏi những tinh hoa giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới để áp dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước nhà.

Hệ thống giáo dục BK Holdings (thuộc trường ĐHBK HN) đã thành lập Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, trường trung học đầu tiên nằm trong một trường Đại Học hệ khoa học công nghệ có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với lợi thế mạnh về khoa học công nghệ, trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu (http://taquangbuu-bk.edu.vn ) định hướng tạo môi trường học tập chất lượng cao với sự kết hợp hài hòa và hiệu quả cả về lý thuyết và thực hành.

(Ảnh: Nhà Thi đấu thể thao đa năng – ĐHBKHN)
(Ảnh: Nhà Thi đấu thể thao đa năng – ĐHBKHN)

Hơn thế việc tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với môi trường đại học chuyên nghiệp sẽ giúp các em nâng cao ý thức xây dựng nghề nghiệp tương lai, có những định hướng rõ ràng trong việc chọn ngành, chọn nghề cũng như phát huy được điểm mạnh và nỗ lực khắc phục điểm yếu để biến ước mơ thành hiện thực.

(Ảnh: Nhà Thi đấu thể thao đa năng – ĐHBKHN)

Sự phát triển liên tục trong một môi trường thuận lợi là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

Đặc biệt, ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo, trường còn kết hợp sáng tạo với những ưu điểm vượt trội của các mô hình đào tạo quốc tế đảm bảo giúp học sinh có một chương trình giáo dục chất lượng với tính ứng dụng thực tiễn cao. Các khóa học, luyện thi đại học chuyên sâu, các giờ học ngoại khóa tham quan trung tâm, phòng thực hành công nghệ, các môn Khám Phá Khoa Học, Giá trị sống và Kỹ năng sống được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức đã giúp các em bồi bổ kiến thức và kinh nghiệm sống vững vàng để tự thích nghi với mọi môi trường sống dù trong nước hay môi trường du học trong tương lai.

Hơn thế, theo định hướng hợp tác quốc tế, nhà trường đồng thời tổ chức các Câu lạc bộ Tiếng Anh, Tiếng Nhật., … do giáo viên bản ngữ hướng dẫn giảng dạy. Học sinh sẽ được trải nghiệm các khóa du học hè trong chương trình hợp tác quốc tế giữa trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu và các trường nổi tiếng của Nhật Bản mà cụ thể là Viện Khoa Học Công  Nghệ và Thông tin Seifu ở thành phố Osaka, Nhật Bản.

(Ảnh: Nhà Thi đấu thể thao đa năng – ĐHBKHN)
(Ảnh: Giờ học CLB của học sinh Tạ Quang Bửu với giảng viên của Viện Khoa Học Công  Nghệ và Thông tin Seifu – Nhật Bản)

Theo thầy Nguyễn Văn Thọ, Nguyên trưởng phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường THCS và THPT Tạ Quang  Bửu: “Thế mạnh của trường là đội ngũ giáo viên chất lượng cao, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, học sinh sớm được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, sớm hình thành tác phong của người làm khoa học ngay khi còn là học sinh phổ thông.

Với kinh nghiệm quản lý và phát triển giáo dục lâu năm, thầy Thọ luôn đặt định hướng phát triển trường theo mục tiêu “Học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu sẽ có đủ năng lực và phẩm chất của người công dân toàn cầu, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì hội nhập”.