Chuyên gia chia sẻ giải pháp học trực tuyến hiệu quả: Thầy hết loay hoay - Trò khỏi đối phó
(Dân trí) - Các trường học gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai học trực tuyến, một số trường phải tạm dừng chỉ sau 1 tuần triển khai, một số khác thì thực hiện như một giải pháp tình thế. Vậy đâu mới là giải pháp để dạy - học trực tuyến thực sự hiệu quả?
“Thầy” loay hoay - “trò” đối phó
Là người thường xuyên đăng tải các video bài giảng lên Facebook, thầy C - giáo viên một trường THPT tại TPHCM cho rằng học trực tuyến là biện pháp để học sinh vẫn có cảm giác “học”, tránh bỏ lửng kiến thức lâu ngày. Tuy nhiên, một mình trong căn phòng với chiếc máy quay không thể chỉ dạy bài cho từng em hay tổ chức hoạt động nhóm khiến thầy mất đi cảm xúc truyền đạt. Học sinh gần như không hứng thú, thường xuyên không làm bài tập được giao.
Bên cạnh đó, đa phần học sinh tham gia học trực tuyến hiện nay theo hình thức đối phó với tâm lý “thích chơi hơn thích học”. Tương tác một chiều cùng với việc học trên các nền tảng: smartphone, máy tính, máy tính bảng... làm các em dễ bị “cám dỗ” bởi các loại hình giải trí khác như chơi game, nghe nhạc thay vì tập trung vào bài giảng.
Đâu là “lời giải” cho bài toán khó?
Ông Chu Tuấn Anh - Giám Đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, một trong những chuyên gia đầu tiên triển khai học trực tuyến tại Việt Nam cách đây gần 20 năm, đã có những chia sẻ thực tế về vấn đề dạy - học trực tuyến hiện nay. đã có những chia sẻ thực tế về vấn đề dạy - học trực tuyến hiện nay.
Chào ông, xin ông cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc dạy - học trực tuyến chưa hiệu quả thời gian vừa qua?
Ông Chu Tuấn Anh: Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là thái độ học tập đối phó của bản thân người học, xuất phát từ việc dạy nhồi nhét và thói quen học thụ động từ nhỏ. Thứ hai là phương pháp dạy trực tuyến còn mới, chưa có khóa huấn luyện kỹ năng sư phạm dành riêng cho loại hình này khiến giáo viên bỡ ngỡ và bối rối.
Theo ông, những điều gì là quan trọng khi bắt đầu dạy trực tuyến?
Ông Chu Tuấn Anh: Không phải là các yếu tố như cơ sở hạ tầng, bài giảng tốt,… Yếu tố then chốt đầu tiên cần nhắc đến là “cảm hứng trong học tập”. Khi ở nhà, học sinh ở trạng thái “uể oải” không sẵn sàng cho buổi học là điều không tránh khỏi. Thêm vào đó, “tương tác” giữa học viên – giáo viên trong đào tạo trực tuyến giảm đáng kể so với cách học truyền thống đã khiến học trò thiếu cảm hứng và động lực, làm hạn chế nhiều tới hiệu quả tiếp thu kiến thức.
Tại Aptech, các giảng viên luôn đặc biệt chú ý đến 1 bước quan trọng khi bắt đầu buổi học trực tuyến gọi là “phá băng” (Ice breaking), để chuyển học viên sang 1 trạng thái tích cực, sẵn sàng cho buổi học. Có thể dùng những câu chuyện cười, những lời hỏi thăm chân tình hay nêu rõ giá trị hấp dẫn của bài học…để khích lệ tinh thần học tập. Một khi đã phá vỡ được “tảng băng ì” của học viên thì việc học mới diễn ra hiệu quả.
Làm thế nào để kiểm soát được việc người học có thực sự theo dõi bài giảng, thưa ông?
Ông Chu Tuấn Anh: Với ý thức tự giác không được đánh giá cao ở học sinh Việt Nam, giảng viên phải được trang bị những công cụ để kiểm soát nề nếp của người học. Có một số phương pháp mà giảng viên Aptech thường áp dụng: sau khoảng 5-10 phút giảng một đoạn kiến thức, sẽ hỏi các câu Kiểm soát Kiến thức (Check Point Questions) và ghi nhận bằng điểm. Cách này làm học viên phải tập trung chú ý nghe giảng để trả lời được câu hỏi, đồng thời giúp buổi học được tương tác nhiều hơn. Hoặc yêu cầu nộp ghi chép Học tập (Study notes) vào cuối mỗi buổi học để chắc chắn rằng học viên thực sự theo dõi toàn bộ bài giảng. Bên cạnh đó, cần chia lớp thành các nhóm theo ý thức học tập, để từ đó, giảng viên có thể phân bổ sự quan tâm hợp lý tới học viên.
Nhiều học sinh than phiền học online là buồn ngủ, ông có nhận xét gì về vấn đề này?
Ông Chu Tuấn Anh: Nếu như bài giảng trực tuyến mà toàn lý thuyết khô khan thì buồn ngủ là điều không tránh khỏi, cần thay đổi phương pháp khi dạy trực tuyến. Các khóa học trực tuyến hiệu quả trên Thế giới thường áp dụng phương pháp “Dạy qua Ví dụ” (Learn by Examples). Theo cách dạy thông thường, giáo viên giảng lý thuyết, rồi lấy ví dụ minh họa. Còn theo cách “Dạy qua Ví dụ”, giáo viên đưa ra ví dụ trước, rồi phân tích để đưa ra lý thuyết. Cách dạy này giúp buổi học trực tuyến được sinh động hơn. Cùng với đó, tận dụng triệt để các phần mềm hỗ trợ như MS. Whiteboard, MS. Paint để minh họa cho bài giảng trực quan hơn. Cuối cùng, giảng viên phải chú ý tới tốc độ giảng dạy và mức độ tương tác với học viên, luôn khuyến kích học viên đặt câu hỏi ngay khi không hiểu.
Còn về học sinh, cần chú ý gì để có thể học trực tuyến hiệu quả, thưa ông?
Ông Chu Tuấn Anh: Không gì khác ngoài việc các bạn phải nhận thức rõ ràng là học cho chính mình và luôn chuẩn bị tâm lý tốt cho những buổi học trực tuyến. Hãy tập trung vào bài giảng và hỏi ngay khi không hiểu. Học trực tuyến có ưu điểm hơn với buổi học truyền thống là các em có thể xem đi xem lại clip bài giảng để nắm chắc kiến thức. Đồng thời nhớ làm bài tập về nhà đầy đủ.
Theo ông, ngoài yếu tố học liệu tốt, giảng viên có kỹ năng thì còn cần chú ý những vấn đề gì để dạy - học trực tuyến hiệu quả?
Ông Chu Tuấn Anh: Có 2 vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất là ứng dụng Công nghệ Thông tin để quản lý Giáo dục. Ví dụ như trước đây, để quản lý học viên ở nhà là rất khó. Bằng việc ứng dụng Công nghệ, chúng ta có thể quản lý được cả giờ ngủ trưa của học viên mà không cần tốn nhiều công sức.
Thứ hai là cần tăng cường hệ thống dịch vụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến: xây dựng quy trình, bố trí nhân sự theo dõi sát sao tình hình học tập để kịp thời nhắc nhở, hỗ trợ học viên. Thực tế tại Aptech, kể từ khi mùa dịch Covid-19 xảy ra, toàn bộ nhân viên đã phải làm việc vất vả hơn trước nhiều, thường xuyên phải làm thêm giờ để giúp học viên học tập trực tuyến hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Aptech – tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao cũng như trong lĩnh vực Giáo dục như phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giảng dạy công nghệ 4.0 cho các trường Đại học… Cùng với hỗ trợ từ Tập đoàn Google, Aptech đã ứng dụng công nghệ 4.0 để quản lý Đào tạo khá thành công.
Những kinh nghiệm đào tạo của Aptech được chia sẻ dưới đây là một tham khảo tốt để dạy trực tuyến hiệu quả:
https://aptechvietnam.com.vn/day_hoc_truc_tuyen_hieu_qua.pdf