Quản lý Tài nguyên và môi trường: Nên bắt nguồn từ đâu?

Trong thời kỳ công nghiệp hóa thì bài toán bảo vệ môi trường càng được tính toán kỹ nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

Không chỉ những nhà bảo vệ môi trường quan tâm đến vấn đề này mà ngay cả các trường ĐH cũng từng bước đầu tư đào tạo nhân lực để ứng phó với sự thay đổi bất thường của thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường: Phải dựa trên nền móng quản trị bền vững

Hiện nay, nhiều trường ĐH chỉ đào tạo các kiến thức và công nghệ tối tân xoay quanh việc “phát sinh và xử lý ô nhiễm”. Tuy nhiên, với cách định hướng như vậy, khả năng ô nhiễm vẫn có thể tiếp tục diễn ra và nếu có được xử lý thì hiệu quả không như mong muốn. Do vậy, quản lý cần có cái nhìn tổng thể nhằm hạn chế phát sinh chất thải, sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên. Điều này cần nguồn nhân lực chuyên môn, có khả năng xây dựng hệ thống quản lý môi trường và sử dụng tài nguyên theo định hướng bền vững. Theo ông Nguyễn Tấn Cường, Trưởng phòng Tiếp thị & Huấn luyện An toàn, Công ty CP Kiểm định & Tư vấn Huấn luyện An toàn Việt Nam: “Nếu nói thực hành an toàn bắt đầu từ việc ngăn ngừa, thì bảo vệ môi trường cũng nên đặt buớc xuất phát từ việc hoạch định chính sách hay nói khác phải dựa trên nền móng quản trị bền vững chứ không chỉ là một số kỹ xảo nhất thời chủ yếu bằng công nghệ”.

Quản lý Tài nguyên và môi trường: Nên bắt nguồn từ đâu?
Ông Nguyễn Tấn Cường, Trưởng phòng Tiếp thị & Huấn luyện An toàn, Công ty CP Kiểm định & Tư vấn Huấn luyện An toàn Việt Nam

Khát nguồn nhân lực

Ông Phan Tuấn Triều, Giám đốc công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nông Lâm, cho biết: Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 183 Khu công nghiệp (KCN), trong đó trên60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường trong nước còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (trung bình ở nước ta có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)".

Ông Phan Tuấn Triều, Giám đốc công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nông Lâm
Ông Phan Tuấn Triều, Giám đốc công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nông Lâm

Như vậy có nghĩa là không chỉ cơ quan Nhà nước đang thiếu hụt nhân lực, các doanh nghiệp sản xuất cũng như tư vấn cũng đang vướng mắc nhiều khó khăn. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy bài toán nhân lực của ngành Quản lý tài nguyên và môi trường đang thiếu, đặt ra yêu cầu bức thiết cho công tác đào tạo và quy hoạch tại các trường ĐH, CĐ và Học viện.

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại ĐH Hoa Sen

Trong bối cảnh nhiều cơ sở vẫn chủ yếu dựa vào lý thuyết, thiếu đi phần quan trọng là đưa sinh viên thâm nhập thực tế thì ĐH Hoa Sen đã đẩy mạnh tham quan thực địa, tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu về công việc tương lai thông qua hai đợt thực tập. Điều này giúp sinh viên dễ dàng đảm nhiệm công việc tại cơ quan quản lý môi trường và tài nguyên của nhà nước, xây dựng chiến lược quản lý môi trường cho doanh nghiệp, hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, quản lý về tài nguyên và môi trường. Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc ở ngành an toàn hay quản trị phối hợp chất lượng – sức khoẻ - an toàn – môi trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống xử lý nước thành tinh khiết, thiết bị nuôi cấy vi sinh, thiết bị phân tích được nhập từ Đức và Mỹ… phục vụ cho việc giảng dạy cũng như tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên. 

ĐH Hoa Sen sẽ dành 80 chỉ tiêu xét nguyện vọng bổ sung ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. Để nhận được những thông tin về ngành học này, các bạn có thể tham gia buổi tư vấn: Toàn cảnh nguyện vọng bổ sung và xu hướng chọn ngành năm 2013của Khoa Khoa học và công nghệ diễn ra từ 8:30 đến 11:30 ngày 23/08/2013 tại số 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM hoặc liên hệ nhóm Tư vấn tuyển sinh:

Điện thoại: 1900.1278 (số nội bộ 11.400)

Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn

Web: http://tuyensinh.hoasen.edu.vn