Những lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ và phỏng vấn du học Pháp 2014
Cần giải quyết các vấn đề gì để giải tỏa các lo lắng và đưa ra phương án tối ưu cho hồ sơ du học Pháp với các thí sinh đăng kí vào năm 2, 3 và Thạc sĩ hệ thống đại học công lập Pháp khi thời điểm 30/03 đến gần?
Trong khi thời hạn nộp hồ sơ vào năm 1 đại học tổng hợp Pháp đã kết thúc từ tháng 1/2014 thì thời gian dành cho các thí sinh đăng kí vào năm 2, 3 và Thạc sĩ hệ thống đại học công lập Pháp này cũng không còn nhiều khi thời điểm 30/03 đến gần. Nhiều bạn đang loay hoay về nhiều vấn đề để cố gắng đảm bảo hồ sơ của mình được gửi đúng ngành mong muốn và được trường chấp nhận. Vậy còn 3 tuần nữa chúng ta cần giải quyết các vấn đề gì để giải tỏa các lo lắng và đưa ra phương án tối ưu cho hồ sơ của mình?
1. Chọn ngành, chọn trường đúng
- Hiểu rõ ngành nghề mong muốn học và đăng kí

Lưu ý rằng: Pháp không chỉ có các trường Đại học tổng hợp (Universites) mà còn rất nhiều lựa chọn khác như: Hệ thống trường Thương mại/Kinh doanh (Ecoles de Commerce/Business Schools), Hệ thống trường chuyên ngành đặc thù (Ecoles specialisees)
Hãy xem xét kĩ trường bạn dự định chọn và điều kiện đầu vào của trường để so sánh với năng lực hồ sơ của bạn. Thực tế nhiều ứng viên bị loại ngay từ khâu lọc hồ sơ do không đáp ứng yêu cầu cơ bản khi nộp, phổ biến nhất là: yêu cầu TCF 400, tương đương B2 nên các hồ sơ có TCF thấp hơn sẽ bị loại; hồ sơ vào ngành Quản trị-Kinh doanh tại các Viện Quản trị doanh nghiệp (IAE) thuộc đại học tổng hợp thường yêu cầu chứng chỉ IAE Score hoặc GMAT nên sẽ loại ngay các hồ sơ không có chứng chỉ này,….
Bạn có thể tham khảo thêm về chủ đề này tại đây: http://eduvietglobal.vn/du-hoc-phap-ki-1-lam-sao-de-chon-truong-cho-dung.html
Nhiều người nghĩ rằng tại sao phải học tiếng Anh tại Pháp mà không sang Anh, Úc, Mỹ,… học? Suy nghĩ đơn thuần như vậy hoàn toàn đúng. Nhưng có những điều khiến nước Pháp vẫn thu hút sinh viên khối tiếng Anh theo học như: học phí, chi phí thấp do hỗ trợ của chính phủ cho sinh viên nước ngoài và bản địa như nhau (hoàn toàn khác với các nước khác), 1 visa vào tất cả các nước trong khối Schengen châu Âu (1 visa cơ hội khám phá và làm việc tại nhiều nước), chất lượng bằng cấp không thu kém (kiểm định chất lượng toàn cầu với các chứng chỉ AACSB, EPAS,…), ….
Vậy việc chọn chương trình bằng tiếng Anh có khó khăn không? Bạn có thể tham khảo thêm về chủ đề này tại đây: http://eduvietglobal.vn/hoc-chuong-trinh-bang-tieng-anh-tai-phap.html
Hãy bỏ công sức và hoàn thiện hồ sơ của mình thật cẩn thận và chu đáo như là 1 kế hoạch, cơ hội lớn trong đời bạn. Nhiều ứng viên khá coi nhẹ vấn đề hồ sơ này, nhiều khi cẩu thả nên bị trường từ chối, Đại sứ quán (ĐSQ) từ chối visa. Hãy chăm chút cho các nội dung thể hiên bản thân: thư trình bày động cơ (lettre de motivation), thư trình bày kế hoạch học tập (projet d’etudes) và thư trình bày kế hoạch nghề nghiệp tương lai (projet professionel). Với hồ sơ trực tuyến, bạn không chỉ thể hiện với trường về năng lực và nguyện vọng bản thân mà còn với ĐSQ để xin visa. Với hồ sơ trực tiếp, bạn cần chuẩn bị kĩ cả khâu phỏng vấn (nếu có) và việc gửi hồ sơ cẩn trọng tránh thất lạc. Lưu ý rằng nhiều trường yêu cầu gửi hồ sơ cả trực tuyến qua Cơ quan quản lý du học Pháp và hồ sơ giấy.
Bạn có thể tham khảo thêm về chủ đề này tại đây: http://eduvietglobal.vn/du-hoc-phap-ky-4-ho-va-thu-tuc-xin-visa-phap.html
3. Phỏng vấn

Cùng tham gia Buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế và hỗ trợ trực tiếp: “ Những lưu ý quan trọng khi làm chọn trường, làm hồ sơ và phỏng vấn du học Pháp” Thời gian: 09h30 Thứ 7 ngày 15/03/2014 Địa điểm: 129 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội Số lượng: 30 chỗ ngồi. Vui lòng đăng kí trước với Ban tổ chức qua số: (04) 6680 8903 - Hotline: 0987.39.31.32 (Mrs.Hà) hoặc tại đây: http://eduvietglobal.vn/form-dang-ky-evg/?post_id=14318 |