Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Ngành học của sự đam mê và tính sáng tạo

(Dân trí) - Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông vẫn luôn được coi là “mạch máu” của kỷ nguyên thông tin, bởi lĩnh vực kỹ thuật này chính là điều kiện tiên quyết để truyền dẫn, kết nối thông tin “bất chấp” khoảng cách địa lý.

Và bởi tầm quan trọng không thể phủ nhận ấy của ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, nên nếu bạn là một kỹ sư Điện tử - Viễn thông tài năng thì việc “tỏa sáng” là điều “khỏi phải bàn”. Hãy cùng tìm hiểu một chút về cơ hội “tỏa sáng” với ngành học này nhé!

Để trở thành kỹ sư Điện tử - Viễn thông

Ngày nay, việc liên lạc, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu hay giao dịch thương mại thông qua các thiết bị điện tử viễn thông như máy tính, điện thoại, thiết bị đầu cuối… ngày càng phổ biến. Kỹ sư Điện tử - Viễn thông chính là những người nghiên cứu, chế tạo và vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình truyền tải thông tin này: từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu - cuối với môi trường truyền có dây hoặc không dây.

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Ngành học của sự đam mê và tính sáng tạo - 1
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông luôn được coi là “mạch máu” của kỷ nguyên thông tin

Lựa chọn ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, bên cạnh nền tảng khoa học cơ bản, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về mạng không dây, mạng truyền số liệu, viba số, hệ thống phát thanh - truyền hình, thông tin vệ tinh, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu (âm thanh, hình ảnh, video),... cũng như những công nghệ viễn thông mới nhất, để không chỉ chế tạo, vận hành hay bảo trì, mà còn có thể phát triển các thiết bị mới nhằm tối ưu mạng, tạo nên các loại hình đa dạng với chi phí thấp. Ngoài ra, bạn còn được trang bị những kiến thức để tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như: công nghệ vi mạch, hệ thống nhúng thông minh, internet vạn vật, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh, tín hiệu vệ tinh...

Ngoài tư duy logic tốt còn cần phải “lăn xả”

Từ “cục gạch” đến smartphone, từ 2G đến 5G..., Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành có tốc độ đổi mới “khủng” nhất. Do vậy, ngoài tư duy logic tốt - điều kiện tiên quyết với nhóm ngành kỹ thuật, thì tinh thần “lăn xả” và “học tập suốt đời” cũng vô cùng cần thiết.

Ở đại học, một chương trình đào tạo kết nối chặt chẽ lý thuyết - thực hành - thực tế được coi là điều kiện cần để sinh viên trang bị cơ sở kiến thức lẫn thực tiễn công nghệ. Đây cũng là tiêu chí quan trọng mà Trường Đại học Phenikaa đặt ra trong chương trình đào tạo.

Các môn học trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Phenikaa được xây dựng dựa theo nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp công nghệ và dựa trên các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Ngành học của sự đam mê và tính sáng tạo - 2
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Phenikaa gắn liền với trải nghiệm thực tế

Chương trình có tính thực tiễn cao với hai định hướng là “Thiết kế vi mạch (IC-Design)” và “Thiết kế lập trình hệ thống nhúng thông minh và IoT”. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu cũng như các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phát triển các cấu trúc hệ thống, sản phẩm Điện tử - Viễn thông; phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo; thiết kế vi mạch chuyên dụng ASIC (Application-Specific Integrated Circuits) cho các ứng dụng thông minh; lập trình các hệ thống nhúng thông minh và IoT.

Đặc biệt, trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được trải nghiệm nghiên cứu, đề xuất và tham gia các dự án đổi mới sáng tạo cùng các giảng viên, chuyên gia đầu ngành tại Trường và Tập đoàn Phenikaa với sự hỗ trợ của Hệ sinh thái Phenikaa. Sinh viên sẽ được thực hành trong hệ thống Phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại và đồng bộ với các trang thiết bị từ các nước tiên tiến (Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan, Hàn Quốc,...) như: PTN IoT, PTN Thiết kế chip, PTN Lập trình vi điều khiển, Phòng thực hành Kỹ thuật số, Phòng thực hành Điện - Điện tử, PTN Điện tử Robot,...

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Ngành học của sự đam mê và tính sáng tạo - 3
Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Phenikaa được thực hành trong các phòng thí nghiệm hiện đại

Các bạn cũng được trang bị nhiều kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian,... thông qua các “bài tập lớn”, đồ án, hoạt động ngoại khóa, từ đó phát triển khả năng thích nghi với môi trường làm việc đa dạng - một “đặc trưng” của ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Điện tử - Viễn thông, bên cạnh chương trình lý thuyết, Trường Đại học Phenikaa còn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia phát triển các ứng dụng thực tế và các dự án theo nhu cầu thực tiễn để từ đó rèn luyện và nâng cao khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Với những thông tin ở trên chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông có dễ xin việc không?”. Tuy nhiên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông xét tuyển tổ hợp môn nào, điểm số bao nhiêu, học ngành này có phù hợp với năng lực không là những câu hỏi bạn phải tiếp tục trả lời cho chính mình nếu thực sự muốn trở thành một kỹ sư Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông giỏi và thành công trong tương lai.

BOX THÔNG TIN

Năm nay, Trường Đại học Phenikaa dự kiến tuyển sinh 1.670 sinh viên đại học chính quy cho 18 ngành/chương trình. Trong đó, xét tuyển thẳng 10% tổng chỉ tiêu dự kiến, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 50% tổng chỉ tiêu dự kiến, xét tuyển theo kết quả học bạ THPT 40% tổng chỉ tiêu dự kiến.

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tuyển sinh với tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); C01 (Ngữ văn, Toán, Lý); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).

Website: eee.phenikaa-uni.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/EEE.PHENIKAA/

Điện thoại: 094 651 1010

Cẩm Lệ - Trường Thịnh