Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo

Trường Thịnh

(Dân trí) - IvyPrep Education vừa tổ chức chung kết cuộc thi The IELTS Quest 2022 trên nền tảng trực tuyến. Đây là năm đầu tiên, tranh biện tiếng Anh được đưa vào làm nội dung thi đấu để tìm ra ngôi vị quán quân và phát sóng trực tiếp tại Gala chung kết.

The IELTS Quest là cuộc thi tiếng Anh học thuật theo format của kỳ thi IELTS, được tổ chức theo hình thức trực tuyến, mang đến cơ hội thi đấu, trải nghiệm và phát triển các tài năng tiếng Anh cho học sinh trung học. Cuộc thi năm nay đã thu hút hơn 2.000 thí sinh đến từ hơn 64 trường THCS và THPT trên toàn quốc tham dự với tổng giá trị giải thưởng lên đến 20 tỷ đồng.

Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo - 1
Hơn 2.000 thí sinh từ 64 trường trung học trên toàn quốc tham dự cuộc thi The IELTS Quest 2022 (Ảnh: Ivy).

Cuộc thi diễn ra trong vòng 1 tháng, kéo dài từ ngày 2/10 đến ngày 30/10 với ba vòng thi.

Vòng 1: Các thí sinh thực hiện bài thi hai kỹ năng nghe và đọc bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức tổng quan theo format IELTS qua trang thi trực tuyến.

Vòng 2: Top 500 thí sinh tham dự bài kiểm tra kỹ năng viết theo format IELTS chuẩn.

Vòng 3: Top 100 thí sinh xuất sắc nhất sẽ bước vào tranh tài trực tiếp ở các phần thi Quizizz, Acrostic và Speaking để chọn ra top 2 thí sinh điểm cao nhất. Hai thí sinh này sẽ bước vào tranh tài ở Gala chung kết với nội dung Debate - tranh biện tiếng Anh để tìm ra quán quân chung cuộc.

Điểm đặc biệt của The IELTS Quest 2022 so với mùa thi các năm trước là vòng chung kết được thi đấu trực tuyến trên hệ thống trường ảo Virtual School, mô phỏng phòng thi thực tế. Tại đây, thí sinh được trải nghiệm công nghệ tương tác đa chiều với không gian thiết kế hiện đại.

Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo - 2
Vòng 3 cuộc thi The IELTS Quest 2022 được tổ chức trên hệ thống trường ảo Virtual School (Ảnh: Ivy).

Đề tài thi hùng biện của The IELTS Quest 2022 là: "Thanks to modern technology, learning a foreign language is no longer necessary. Do you agree or disagree?" (Nhờ công nghệ hiện đại, việc học ngoại ngữ không còn cần thiết nữa. Bạn đồng ý hay không đồng ý?).

Hai thí sinh đã được quay tên ngẫu nhiên để chọn ra hướng tranh biện "Đồng ý" hay "Không đồng ý" theo đề bài ban tổ chức đưa ra. Ban tổ chức sẽ cung cấp đề thi bằng cách chiếu lên màn hình. Mỗi thí sinh có 1 phút để tìm kiếm thông tin liên quan, lên ý tưởng cho bài nói của mình và 3 phút để nói. Điểm được tính bằng trung bình cộng của 4 tiêu chí IELTS Speaking và 1 tiêu chí độ thuyết phục của bài nói. Thí sinh nào có điểm trung bình cao hơn sẽ dành chiến thắng.

Ở phần thi này, thí sinh Hồ Chí Thành tranh biện theo hướng "Đồng ý". Thành tập trung vào khai thác khía cạnh các ứng dụng công nghệ có thể thay thế cho việc học ngôn ngữ như thế nào. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của công nghệ, chúng ta có các ứng dụng như google dịch, hàng loạt ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (A.I) giúp dịch ngôn ngữ tới mọi người, điều mà dễ dàng hơn rất nhiều so với việc học ngôn ngữ một cách truyền thống. Thứ hai, trong công việc và học tập, mọi người sẽ có quyền truy cập các tài liệu và các dạng khác của kiến thức trong ngôn ngữ của họ, nhờ việc ứng dụng công nghệ và các hình thức khác. Có quá nhiều ngôn khác nhau, tại sao chúng ta phải học tất cả, trong khi chúng ta có thể sử dụng công nghệ để thay thế?

Với hướng tranh biện "Không đồng ý", thí sinh Phạm Bùi Mỹ Linh cũng đưa ra hàng loạt lý do thuyết phục cho quan điểm công nghệ hiện đại sẽ không bao giờ thay thế được việc học ngoại ngữ. Bởi vì, khi đang ở trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta không thể sử dụng công nghệ. Một lý do khác mà bạn nên học ngoại ngữ là công nghệ có thể không đáng tin một số lúc. Linh cho rằng các bạn đều có lúc đã sử dụng phần mềm dịch thuật nhưng mà kết quả cho ra lại không chính xác, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của chúng ta. Cuối cùng, nếu bạn là người đang học hoặc làm việc ở quốc gia khác, nó sẽ là vấn đề lớn vì bạn phải sử dụng tiếng nước đó mỗi ngày và nó sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chỉ việc dành ra một ít thời gian để học thay vì phải gặp khó khăn mọi lúc. Và nó sẽ càng xứng đáng hơn khi chúng ta học ngoại ngữ, thay vì sử dụng công nghệ để quyết định cuộc sống của chúng ta.

Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo - 3
Top 2 thí sinh thi tranh biện trực tuyến tại Gala chung kết The IELTS Quest 2022 (Ảnh: Ivy).

Sau thời gian thi đấu căng thẳng, với nền tảng tiếng Anh vững chắc cùng lý lẽ sắc bén, khả năng tranh biện ấn tượng, thí sinh Phạm Bùi Mỹ Linh - trường Vinschool (Hà Nội) đã đoạt giải Quán quân The IELTS Quest 2022. Giải Á quân 1 thuộc về thí sinh Hồ Chí Thành - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang). Giải Á quân 2 thuộc về thí sinh Nguyễn Trần Minh Anh - Trường THCS Văn Khê (Hà Nội).

Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo - 4

Ông Elvis Jardinel Lumame, Giám đốc học thuật IvyPrep Education (Ảnh: Ivy).

Ông Elvis Jardinel Lumame, Giám đốc học thuật IvyPrep Education chia sẻ: "Trong 1 tháng vừa qua, các thí sinh của chúng ta đã có một cuộc tranh tài sôi nổi và nghẹt thở. Sau 3 mùa giải đến nay, The IELTS Quest đã chứng tỏ là một đấu trường tiếng Anh trực tuyến hấp dẫn, trở thành ước mơ và khát khao chinh phục của rất nhiều học sinh trên cả nước".

Đấu trường The IELTS Quest trên nền tảng trường ảo - 5
Cô Lisa Helton, Hiệu trưởng Ivy Global School khu vực Bắc Mỹ (Ảnh: Ivy).

Cô Lisa Helton, Hiệu trưởng trường Ivy Global School khu vực Bắc Mỹ cho biết: "Chương trình The IELTS Quest năm nay được đổi mới, các bạn học sinh đã có một cơ hội thực hành tích cực, chúng tôi rất tự hào vì các em đều nỗ lực hết mình để học hỏi và bứt phá trong suốt tiến trình cuộc thi".

The IELTS Quest 2022 cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh trung học cho thấy sự phát triển và "sức nóng" của phong trào tiếng Anh học thuật trên toàn quốc. IvyPrep vẫn đang tiếp tục nỗ lực để mang sân chơi bổ ích này đến với học sinh khắp mọi miền đất nước ở quy mô lớn hơn và nhiều trải nghiệm chất lượng hơn trong thời gian tới.

Website: http://ivyprep.edu.vn/