5 điều dân trái ngành cần nắm trước khi chuyển sang nghề lập trình

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Người mới bắt đầu cần học khoảng 6 đến 12 tháng để có thể đi làm. Xác định khả năng tiếp cận ngành học của bản thân, mức độ chuyển ngành thành công… sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên theo đuổi nghề mới.

3 lợi thế "hơn hẳn" sinh viên IT của người chuyển ngành, dù không có kiến thức về công nghệ

Đầu tiên, họ có thể là những người có ý thức cao, sự chín chắn và mục đích rõ ràng khi học ngành mới. Động lực này thúc đẩy quá trình học diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Thứ hai, những trải nghiệm tại môi trường doanh nghiệp, tư duy về toán, ngoại ngữ,… giúp một số "tay ngang" học lập trình nhanh và sớm làm quen với công việc thực tế tại doanh nghiệp. Thứ ba, người đã đi làm thường có kỹ năng mềm tốt - yếu tố cực kỳ quan trọng giúp lập trình viên phát triển đường dài trong ngành. 

5 điều dân trái ngành cần nắm  trước khi chuyển sang nghề lập trình - 1
Buổi tư vấn, định hướng nghề lập trình cho sinh viên Non-IT (cơ khí, điện tử, kinh tế…) muốn chuyển ngành để có việc tốt, lương cao và cơ hội phát triển (Ảnh: Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị). 

Hàng năm, chỉ có khoảng 35% trong số 57.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp đại học/cao đẳng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng, kinh nghiệm. Cùng với việc thị trường luôn "khát" nhân lực trầm trọng, dân trái ngành chuyển sang lập trình nếu học đúng hướng chắc chắn sẽ có rất nhiều "đất diễn".   

Người mới bắt đầu cần học khoảng 6 đến 12 tháng để có thể đi làm

Dân trái ngành thường muốn quá trình "nhảy nghề" diễn ra thật nhanh vì gánh nặng tài chính và tâm lý sợ chậm chân so với người trong ngành. Nhiều bạn chạy theo lối học "ăn xổi", muốn học nhanh trong vòng 3-4 tháng mà bỏ qua kiến thức nền tảng và bắt đầu cảm thấy khó khăn khi vào nghề. 

Theo khảo sát của Aptech - đơn vị với hơn 30 năm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, thời gian trung bình để một học viên trái ngành ở Aptech có thể đi làm tại doanh nghiệp là từ 6 đến 12 tháng. Con số này tương tự với kết quả của cuộc khảo sát trên 11.000 sinh viên do Udacity - nền tảng cung cấp khóa học trực tuyến về công nghệ phổ biến trên thế giới - thực hiện.

Trung bình từ khi ra trường đến khi nghỉ hưu (60 tuổi), một người sẽ có khoảng 42 năm dành cho sự nghiệp. Vì vậy, việc dành từ 6 tháng đến 1 năm học tập để nhảy sang ngành lập trình được xem là sự đầu tư xứng đáng. 

Vũ Hoàng Minh (SN 1999) - du học sinh ngôn ngữ Nhật, chuyển ngành sang lập trình vào cuối năm 3 - chia sẻ: "Là dân trái ngành, chưa có nền tảng kiến thức về công nghệ, tiếng Anh cũng không được tốt nhưng mình vẫn quyết định chuyển sang lập trình vì có lợi thế là Toán logic. Trong quá trình chuyển ngành, mình phải liên tục thực hành kiến thức đã học, hỏi giảng viên hướng dẫn, làm dự án thực tế, đọc thêm tài liệu để nhanh chóng làm việc được tại doanh nghiệp".

5 điều dân trái ngành cần nắm  trước khi chuyển sang nghề lập trình - 2
Dù đã là Full Stack Developer sau tháng 6 học, Hoàng Minh (bàn đầu từ phải sang) tiếp tục học thêm buổi tối tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn để cập nhật các công nghệ mới về lập trình mobile, giúp thăng tiến trong sự nghiệp (Ảnh: Aptech).

Sau 6 tháng học, Hoàng Minh đã xin đi thực tập và hiện đảm nhiệm vị trí Full Stack Developer tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo. Minh cho biết, quyết định chuyển ngành sang lập trình đã mang lại cho anh rất nhiều cơ hội nghề nghiệp quý giá.

Độ tuổi nào phù hợp để chuyển ngành sang lập trình?

5 điều dân trái ngành cần nắm  trước khi chuyển sang nghề lập trình - 3
Thống kê về độ tuổi lập trình viên tại Việt Nam (Ảnh: TopDev).

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam 2022 của TopDev, số lượng lập trình viên từ 20-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. 

Theo bà Bùi Hồng Nhung - Phó Hiệu trưởng Aptech cho biết, học viên chuyển ngành các lớp buổi tối tại trung tâm thường nằm trong độ tuổi từ 20-30, thậm chí có cả những học viên đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn tiếp thu và ứng dụng kiến thức khá nhanh.

Làm sao để biết mình có học được lập trình không? 

Với ngành đặc thù yêu cầu tư duy logic như lập trình, những lời khuyên chung chung sẽ khó giúp các tay ngang xác định được độ phù hợp với ngành. Để kiểm tra chính xác, nhanh nhất và trực quan nhất, người chuyển ngành có thể làm các bài Test đánh giá năng lực học CNTT của các tổ chức uy tín. 

Bạn có thể tham khảo một số bài Test được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay như: MBTI, DISC, hay bài Test khả năng tư duy logic và ngoại ngữ mà không yêu cầu người tham gia phải ôn lại kiến thức phổ thông của Tập đoàn Aptech toàn cầu.

Tìm hiểu thêm về bài Test tại: https://aptechvietnam.com.vn/admission-exam/

Đảm bảo chắc chắn chuyển ngành thành công, liệu có thể?

Để chắc cho quyết định được coi là bước ngoặt sự nghiệp, nhiều người chọn học lập trình tại các đơn vị có cam kết tuyển dụng ngay khi nhập học. Điều này giúp dân trái ngành vững tâm hơn trong quá trình chuyển nghề, đổi đời. 

5 điều dân trái ngành cần nắm  trước khi chuyển sang nghề lập trình - 4
Dự án đào tạo và tuyển dụng 600 việc làm CNTT cho người mới bắt đầu của Aptech và các doanh nghiệp đã giúp hàng trăm sinh viên, người đi làm chuyển nghề thành công, có mức lương cao trong ngành IT (Ảnh: Aptech).

Chuyển ngành sang lập trình không phải là con đường quá khó để "nhảy vào", cũng không phải là "một phát ăn ngay". Dân trái ngành nên tận dụng những lợi thế của mình, đầu tư công sức, thời gian, tài chính để gặt hái được những quả ngọt mà ngành mang lại.