Xu hướng chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thuần Việt lên ngôi
Theo chia sẻ của chị Mai Phương (33 tuổi) tại Trung Hòa, Cầu Giấy, dù xung quanh nhà có rất nhiều cửa hàng ăn nhanh của các thương hiệu quốc tế nhưng gia đình chị hiếm khi lui đến bởi “đồ ăn tây nhiều chất béo, ăn nhanh ngán lại dễ bị béo phì nên vợ chồng tôi luôn lựa chọn những cửa hàng món ăn Việt như: bún, phở, bánh mì,… vừa hợp khẩu vị, sạch sẽ mà giá cả tốt hơn nhiều so với đồ tây”.
Ngon, sạch - cửa hàng đồ ăn nhanh thuần Việt đang là xu hướng
Nghiên cứu của Euromonitor International về thị trường thức ăn của Việt Nam cho thấy, trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (CARG) của mảng kinh doanh thức ăn nhanh khá cao, giai đoạn 2008 - 2012 đạt 17,1% (hơn cả cà phê, bar, nhà hàng tổng hợp...) và dự báo đạt mức 18,2% thuộc giai đoạn 2013 – 2017. Có thể thấy được rằng, do có dư địa phát triển lớn, lại là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ làm chủ đạo, Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng đối với các thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế.
Thế nhưng nếu như vài năm trước đây, các cửa hàng đồ ăn nhanh của những ông lớn như: KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut … rầm rộ mọc lên, thu hút rất đông khách hàng; thì thời gian trở lại đây đã bắt đầu yên ắng hơn nhiều. Thay vào đó là các chuỗi cửa hàng cung cấp các món ăn nhanh thuần Việt được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Theo chia sẻ của chị Mai Phương (33 tuổi) tại Trung Hòa, Cầu Giấy, dù xung quanh nhà có rất nhiều cửa hàng ăn nhanh của các thương hiệu quốc tế nhưng gia đình chị hiếm khi lui đến bởi “đồ ăn tây nhiều chất béo, ăn nhanh ngán lại dễ bị béo phì nên vợ chồng tôi luôn lựa chọn những cửa hàng món ăn Việt như: bún, phở, bánh mì,… vừa hợp khẩu vị, sạch sẽ mà giá cả tốt hơn nhiều so với đồ tây”.
Có thể thấy được rằng, NGON và SẠCH là hai yếu tố chính khiến các cửa hàng đồ ăn nhanh thuần Việt dần lấy được sự yêu thích của người tiêu dùng. Các hàng quán vỉa hè tuy là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam nhưng còn tồn đọng nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, rất khó để kiểm soát. Sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cung cấp sản phẩm “ăn sạch uống sạch” cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trước tình hình “tấn công” ồ ạt của các luồng văn hóa ẩm thực trên thế giới, ẩm thực Việt vẫn giữ một vai trò không thể thay thế về khẩu vị và dinh dưỡng. Từ đó, mô hình chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thuần Việt dần lên ngôi với các thương hiệu như Bún Plus, Phở 24h, Bánh cuốn Gia An …
Chuỗi cửa hàng bánh mì Việt lên ngôi
Cũng nằm trong xu hướng phát triển của thị trường, rất nhiều các thương hiệu bánh mì Việt lần lượt xuất hiện. Với sức hút sẵn có của chiếc bánh mì Việt Nam – top 5 loại sandwich ngon nhất thế giới, các chuỗi cửa hàng bánh mì Việt nhận được nhiều ưu ái từ phía khách hàng.
Chị Nguyễn Thị Thúy – chủ chuỗi cửa hàng bánh mì 2T đông khách nhất khu vực Hà Đông chia sẻ: “Dù từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng với sự biến tấu đa dạng, ngày càng có nhiều loại bánh mì đa dạng với hương vị khác nhau càng chứng tỏ đồ ăn Việt luôn có sức hút mạnh mẽ so với bánh kẹp Mcdonal, pizza hay gà rán”.
Cũng xuất phát từ niềm đam mê ẩm thực Việt, đặc biệt là những ổ bánh mì Việt Nam, chị Thúy đã ra mắt thương hiệu bánh mì 2T, góp thêm một màu sắc mới vào bức tranh ẩm thực vốn đã đa dạng của bánh mì Việt. Chị Thúy đã bắt đầu từ những ổ bánh mì với loại nhân “truyền thống” như: pate, thịt, ruốc. Tiếp theo chị lại suy nghĩ đến loại bánh mì đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người ăn, chứ đơn thuần là bữa ăn phụ, ăn chơi nữa, chị đã cùng các đầu bếp nghiên cứu công thức và sáng tạo nên loại nhân thịt nướng sốt cùng tiêu đậm đà mà không bị cay gắt và bánh mì bò nướng thơm ngon bổ dưỡng. Cuối cùng là loại bánh mì với cái tên rất lạ, hương vị cũng lạ: bánh mì Salaman Der, trở thành điểm nhấn khác biệt của cửa hàng bánh mì 2T.
Chia sẻ về quá trình xây dựng nên thương hiệu bánh mì 2T,chị Thúy cho biết: “Thời gian đầu đi vào hoạt động, cũng gặp nhiều khó khăn và vất vả. có những hôm đông khách tôi cũng phải trực tiếp đứng bán từ sáng cho đến tận 4h chiều hay những ngày trời oi bức đứng cạnh lò nướng thịt thật không phải là điều dễ dàng gì. Nhưng có những khách ngày ghé qua cửa hàng ăn bánh mì tận 2 lần hay nhận được những lời khen nho nhỏ từ phía khách hàng là một nguồn động lực rất lớn đối với tôi. Cho đến bây giờ, 2T đang dần dần mở rộng qui mô để đáp ứng được nhiều khách hàng hơn”.
Tuy nhiên theo chị Thúy nhận định, khó khăn lớn nhất của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu ngoại đó là việc giữ vững chất lượng món ăn khi mở rộng quy mô. Có nhiều chuỗi nhà hàng của nước ta sau khi thành công ở một địa điểm gặp phải khó khăn lớn khi mở rộng quy mô thành nhiều điểm bán lẻ.
Theo đó, với 2T, để đảm bảo chất lượng bánh vỏ bánh được cửa hàng đặt riêng từ lò, giữ được độ xốp mịn bên trong và giòn thơm bên ngoài; nước sốt được điều chế khéo léo theo công thức riêng của đầu bếp 2T và rau củ tươi sạch được nhân viên chuẩn bị trong ngày. Đặc biệt hơn, không như những cửa hàng bánh mì thịt nướng khác, bánh mì 2T trang bị lò nướng ngay tại cửa hàng, đảm bảo thịt nướng luôn được nóng giòn, mà không bị khô cứng dù khách mua bất cứ thời điểm nào trong ngày. Chính vì những yếu tố này, sau gần 1 năm hoạt động, chuỗi cửa hàng bánh mì 2T tại Hà Đông luôn nhận được những phản hồi tốt từ phía khách hàng. Anh Đinh Quang Vinh tại Hà Đông, Hà Nội là một khách quen của cửa hàng bánh mì 2T chia sẻ: “Giờ thì, tôi không cần phải vào tận phố cổ để thưởng thức một ổ bánh mì ngon, mà ngay tại Hà Đông đã có một loại bánh mì xuất sắc. Bánh không bị nhiều ruột, vỏ giòn, còn thịt pate mềm thơm. Có lẽ từ lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức một ổ bánh mì ưng ý như vậy”.
Có thể thấy được rằng, sự ra đời của nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh Việt Nam với lượng khách rất đông là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp nội địa trong việc chiếm lĩnh thị phần trong nước và cạnh tranh cùng các ông lớn.